Biên bản nghiệm thu là một mẫu biên bản phổ biến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội được đung để chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa 02 bên là đúng với thỏa thuận trước đó. Trong đó, mẫu biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá là biểu mẫu được sử dụng khi nghiệm thu công việc xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá là gì?
Các nội dung cơ bản cần trình bày đầy đủ trong mẫu biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá bao gồm tên công trình, hạng mục nghiệm thu để phân biệt với các biên bản nghiệm thu khác. Thông tin cá nhân của các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu cũng là nội dung quan trọng không thể thiếu. Người phụ trách ghi chép biên bản cần lưu ý ghi rõ họ tên và chức vụ của từng người tham gia nghiệm thu. Thời gian nghiệm thu cần nêu chính xác thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc nghiệm thu và công trình nghiệm thu.
Bên cạnh đó, phần nội dung nghiệm thu được xem là nội dung quan trọng nhất của mẫu biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá. Các thông tin về vị trí khối xây, mác vữa, kích thước cần trình bày chi tiết từ kết quả thi công thực tế cho đến thông số thiết kế để dễ dàng so sánh và đưa ra nhận xét về chất lượng thi công.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC XÂY ĐÁ, LÁT ĐÁ
(Kèm theo biên bản hoàn thành bộ phận công trình xây dựng số……. ngày……tháng……..năm……)
Công trình: ……
Hạng mục: ……
1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát).
– Ông: ….. Chức vụ: …..
● Đại diện Nhà thầu thi công: …..
– Ông: ….. Chức vụ: …..
2. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …..giờ……..ngày………tháng………năm………
Kết thúc: …..giờ……..ngày………tháng……….năm………..
Tại công trình: ……
3. Nội dung nghiệm thu:
a/ Kết quả kiểm tra:
Số TT | Vị trí khối xây | Theo thiết kế | Thực tế thi công | ||
Mác vữa | Kích thước D x R x C (m) | Mác vữa | Kích thước D x R x C (m) | ||
1 | |||||
2 | |||||
3 |
b/ Nhận xét chung:
Về độ chặt của khối đá xây: ……
(Cần đánh giá về mức độ chặt của khối xây, có chèn thêm đá dăm để đảm bảo khối xây được đặc chắc không)
Về độ phẳng của bề mặt khối đá xây: ……
(Cần đánh giá mức độ bằng phẳng của bề mặt khối đá sau khi xây)
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản nghiệm thu công tác xây đá, lát đá.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin của công trình và hạng mục.
+ Thông tin về thời gian nghiệm thu.
+ Nội dung quá trình nghiệm thu.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên cán bộ giám sát thi công.
+ Ký và ghi rõ họ tên kỹ thuật thi công trực tiếp.
4. Đá xây dựng:
Định nghĩa:
Đá là một loại khoáng vật có lịch sử hình thành riêng biệt. Và được các nhà khoa học phân ra theo các nhóm như đá mắc ma, đá trầm tích, đá biến chất,…Tất cả đều được đặt theo nguồn gốc và xuất hiện của loại đá đó trong tự nhiên.
Qua những quá trình biến đổi địa chất lâu dài, đá được hình thành. Cũng như biến đổi từ dạng này sang dạng khác như: Đá mácma được hình thành khi dung nham đông nguội trên bề mặt hoặc kết tinh ở bên dưới sâu.
Các đá trầm tích được hình thành từ quá trình lắng đọng vật liệu. Rồi sau đó nén ép thành đá. Trong khi đá biến chất thì có thể hình thành từ các loại đá mácma, đá trầm tích. Hay các loại đá biến chất có trước dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.
Từ lâu, con người đã biết sử dụng đá như một loại nguyên vật liệu trong việc xây dựng. Tạo thành các công trình hết sức kiên cố và chắc chắc. Hiện nay, nhờ có khoa học công nghệ phát triển.
Đá là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu. Cho việc xây dựng một công trình và được gọi là đá xây dựng. Đá xây dựng được phân loại ra làm nhiều loại khác nhau dựa theo tính chất và đặc điểm riêng.
Thông tin của một số loại đá xây dụng phổ biến:
Đá xây dựng hay còn gọi là đá dăm thường bao gồm các loại: đá 1×2, 3×4, 4×6…., đây là vật liệu dùng để làm tăng sức chịu tải trọng của bê tông. Đá sử dụng cho bê tông hiện nay thường là:
+ Đá xây dựng 1×2: sử dụng trong hỗn hợp bê tông, rất phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng. Bằng cách trộn với nhựa nóng hoặc bê tông tươi thì đá 1×2 có thể góp mặt vào các công trình như trải đường và các công trình khác.
+ Đá xây dựng 3 x 4: có kích thước khoảng từ 30-40mm. Có thể sử dụng để đổ sàn bê tông, nền mặt đường, khu vực cầu cảng,…
+ Đá xây dựng 4×6: kích thước 40-60mm hoặc có thể lên đến 70mm. Được sử dụng để làm lớp bê tông lót hoặc sử dụng vào việc đổ móng, lót nền, kè móng hoặc làm vật liệu cho các công trình lớn khác. Giúp chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên, chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.
+ Đá xây dựng 5×7: là loại đá khá lớn dùng trong việc hỗ trợ bê tông. Đá này có kích thước lớn từ 50-70mm được làm từ các sản phẩm đá khác. Với kích thước lớn cùng với độ chịu lực rất cao đá 5×7 thường được ứng dụng trong việc đúc bê tông cầu cống, các công trình giao thông hoặc các công trình khác cần độ chắc chắn cao hơn.
+ Đá mi sàng: Đây là sản phẩm nhỏ nhất dùng để làm gạch block, gạch táp lô, làm tấm đan bê tông, rải nền đường, nền nhà, san lấp mặt bằng các công trình xây dựng.
+ Đá mi bụi: Được sử dụng để làm tấm đan bê tông, rải nền đường, san lấp các công trình… Đá mi bụi với kích thước nhỏ có thể thay thế cho cát để xây dựng các công trình thêm chắc chắn. Hiện nay thì đá mi bụi được sử dụng khá nhiều vào các công trình lớn nhỏ.
– Khi lựa chọn đá xây dựng, bạn cần lưu ý một số các yêu cầu như sau, đặc biệt là khi chọn đá cho hỗn hợp bê tông:
+ Lựa chọn đúng loại đá cho mục đích công trình xây dựng của mình (chủ yếu sẽ là đá 1×2 xây nhà ở dân dụng).
+ Khi chọn đá phải để ý đá không có lẫn nhiều tạp chất khác.
Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông hoặc vữa. Chỉ nên sử dụng các loại đá xây dựng ít tạp chất, sạch. Trước khi đưa đá vào sử dụng, cần loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn. Để đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất.
Loại bỏ tạp chất trong đá xây dựng bằng cách sàng qua lưới thép hoặc rửa bằng nước. Đặc biệt, nên rửa đá cho những hạng mục quan trọng như bê tông sàn, mái, các hạng mục chống thấm và nơi cần cường độ cao.
+ Đá phải đúng tỷ lệ không được pha lẫn vào nhau.
+ Vật liệu thô thường là những viên đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực cho bê tông. Đá xây dựng sử dụng cho bê tông thông dụng hiện nay là đá 1×2 hay đá 2×3 (kích thước hạt lớn nhất 20mm – 25mm). Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông.
+ Số lượng đá dẹp ít nhất có thể. Đá thông dụng dùng trong xây dựng có dạng hình khối, Chọn những loại đá thông dụng, ít viên dẹt và không lẫn các tạp chất. Cần loại bỏ ngay lập tức các tạp chất bằng cách sàng qua lưới thép và rửa bằng nước trước khi đưa vào trộn bê tông.
+ Đá phải chứa ít hạt thoi, dẹt. Hạt thoi và hạt dẹt là những hạt có kích thước lớn nhất vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất. Các hạt này chịu lực kém, dễ gãy vỡ. Nên sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chịu lực của bê tông. Vì vậy phải khống chế không vượt quá 15% khối lượng.
+ Đá dùng cho bê tông thường, độ hút nước không được lớn hơn 10%. Đá dùng cho bê tông thủy công, độ hút nước không lớn hơn 5%. Đá dùng cho bê tông cốt thép, độ hút nước không lớn hơn 3%
+ Theo đó, trên thị trường hiện nay có tất cả 2 loại đá xây dựng là đá đen và đá xanh. Đối với đá xanh, trắng xanh, đây là loại đá có nguồn gốc từ đá Hoa An, Đồng Nai, loại đá này thường có cường độ nén cao hơn nhiều so với đá đen.
+ Chợ thường có hai loại đá: xanh và đen. Độ cứng của đá xanh sẽ tốt hơn đá đen. Trong kỹ thuật dân dụng thường sử dụng đá 1×2 (đổ bê tông) và 4×6 (lấp nền).
+ Khi lựa chọn vật liệu xây nhà cần lưu ý, nên chọn loại đá xanh, trắng xanh và không chọn đá đen (đá chỉ để làm đường). Chọn đúng loại đá sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn vững chắc và kiên cố, bền bỉ với thời gian.