Trong quá trình thi công xây dựng, biên bản nghiệm thu có giá trị to lớn và được các bên tham gia sử dụng trong suốt quá trình nghiệm thu, ghi lại quá trình hoàn thành công trình. Vậy, biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá là gì?
Với những bạn đã có kinh nghiệm trong việc nghiệm thu các công trình xây dựng khi thực hiện công tác nghiệm thu thi công rọ đá, thảm đá sẽ rất đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tham khảo trước
Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin hạng mục công trình, thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian và nội dung nghiệm thu…
Ngoài các thông tin cơ bản như tên công trình, hạng mục, thông tin về các thành phần tham gia, thời gian nghiệm thu thì phần nội dung nghiệm thu được xem là nội dung quan trọng nhất của mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá. Phần kết quả kiểm tra phải thể hiện các các số liệu về kích thước theo thiết kế và kích thước thực tế thi công. Qua đó các kỹ thuật nghiệm thu trực tiếp sẽ đưa ra các nhận xét chung về công tác lắp đặt.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC THI CÔNG RỌ ĐÁ, THẢM ĐÁ
(Kèm theo biên bản hoàn thành bộ phận công trình xây dựng số…….. ngày………tháng………năm……..)
Công trình: ……
Hạng mục: ……
1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát).
– Ông: …… Chức vụ: ……
● Đại diện Nhà thầu thi công: …….
– Ông: ….. Chức vụ: …..
2. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: ……giờ…..ngày…..tháng……năm………
Kết thúc: ……..giờ……ngày……tháng……năm……..
Tại công trình: ……
3. Nội dung nghiệm thu:
a/ Kết quả kiểm tra:
Số TT | Vị trí lắp đặt rọ đá, thảm đá | Theo thiết kế | Thực tế thi công | ||||||
Фvỏ (mm) | Фruột (mm) | Kích thước mắt lưới (cm) | Kích thước khối lát D x R x C (m) | Фvỏ (mm) | Фruột (mm) | Kích thước mắt lưới (cm) | Kích thước khối lát D x R x C (m) | ||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
3 |
b/ Nhận xét chung về công tác lắp đặt:
* Kích thước viên đá xếp vào rọ, thảm: …….
(Cần ghi rõ đường kính đá xếp rọ, thảm có phù hợp với qui định của bản vẽ thiết kế không)
* Độ chặt của đá sau khi xếp vào rọ, thảm …….
(Cần ghi rõ đá sau khi xếp vào rọ, thảm có đảm bảo độ chặt, ổn định không)
* Độ phẳng của bề mặt thảm đá, rọ đá …….
(Cần ghi rõ bề mặt thảm đá, rọ đá sau khi lắp đặt có đảm bảo độ bằng phẳng hay không)
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Ghi đầy đủ các thông tin của công trình và hạng mục.
+ Thông tin thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu.
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc nghiệm thu.
+ Nội dung nghiệm thu.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ giám sát thi công.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kỹ thuật thi công trực tiếp.
4. Rọ đá, thảm đá:
– Định nghĩa, phân biệt thảm đá và rọ đá:
Nhiều người thường phân vân không biết thảm đá khác gì so với rọ đựng đá, thực chất thì thảm đá cũng là rọ đựng đá, tuy nhiên thảm đá có kích thước dài hơn.
Do có kích thước dài nên thảm đá thường được lắp thêm vách ngăn bên trong để ngăn sự dịch chuyển của các viên đá bọc bên trong, tăng khả năng chịu lực và độ cứng cũng như tránh sự xiên quẹo của rọ khi lắp đặt và thi công.
Rọ đá: rọ đựng đá, được đan bằng dây thép mạ kẽm hoặc dây thép mạ kẽm bọc nhựa PVC, dùng để xử lí những nơi có dòng chảy mạnh, bảo vệ bờ biển, bờ sông và suối, sạt lở đất núi.
Hiện nay trên thị trường rọ đựng đá được chia làm rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là rọ đá mạ kẽm và rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC. Ngoài ra còn rọ đá làm bằng nhựa PP hay PE. Cả hai loại rọ đá trên đều được sử dụng phổ biến trong các công trình thủy lợi như bảo vệ bờ kè, chống xói mòn, sạt lở cho các bờ sông – suối khi có dòng nước mạng đi qua,…
– Tính vật lý của rọ đá:
+ Tính biến dạng cao: Lưới bện kép hình sáu cạnh cho phép kết cấu chịu được lún không đều khá lớn mà không bị gẫy đứt. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng khi kết cấu được đặt trên nền đất không ổn định ở vùng có thể bị xói ngầm do
+ Độ bền cao: Kết cấu rọ đá có thể chịu được các áp lực do đất và
+ Tính thấm nước: Do thoát nước dễ nên cột nước phía sau tường chắn chế tạo từ rọ đá không thể lớn được. Đặc điểm này rất quan trọng khi sử dụng rọ đá làm tường chắn sẽ không gây áp lực nước phía thượng lưu. Kết cấu rọ đá có thể làm chức năng của vật thoát nước cho mái dốc nghiêng giữ cho mái đất ổn định.
+ Tính bền vững: Rọ đá là một kết cấu trọng lực do chính khối lượng các viên đá tạo ra và được bao bọc bởi lớp lưới thép bền, dai có khả năng chịu được lực đẩy của đất, khả năng chắn giữ đất càng ngày càng tăng do bùn, đất, rễ cây cỏ dại mọc nhét kín các lỗ rỗng.
+ Khả năng chịu tác động của môi trường: Rọ đá có sức chống chịu trong môi trường sinh hoá, tia tử ngoại, dung dịch kiềm và môi trường chua, mặn.
+ Đặc tính về cơ học thủy lực: Độ bền cao khi lắp đặt, không biến dạng trong đất nén, kết cấu đa dạng. Trong xây dựng thủy lợi, rọ đá được sử dụng dưới dạng thảm đá, rồng đá để hàn khẩu, ngăn sông, xây kè, lát mái để chống sạt lở, chống xói mòn…
– Công dụng của rọ đá:
+ Bảo vệ mái – lòng kênh:
+ Bảo vệ đường ô tô: Rọ đá sử dụng trong xây dựng tường chắn cao đến 8m với mục đích chống sạt lở, gia cố đất nền. Xây đập chắn nước, đập lưu nước kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả. Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện, ..
+ Xây đập chắn nước: Một trong những ứng dụng khác của rọ đá là sử dụng trong xây dựng đập lưu nước, kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả.
+ Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện, làm cảnh quan.
– Các loại rọ đá:
Tùy theo mục đích sử dụng, kích thước, vật liệu làm đầy mà người ta gọi rọ đá với nhiều cái tên khác nhau. Thực tế thì các loại này không có sự khác nhau về vật liệu và công nghệ sản xuất. Hiện nay trên thị trường thường có các loại rọ đá như:
+ Rọ đá: Loại được sử dụng phổ biến nhất. Có thiết kế lưới thép theo khối lập phương, sử dụng trong các công trình dân dụng gần bờ sông.
+ Rọ đó hình trụ tròn: Thông thường có lèn đá bên trong trong và buộc 02 đầu lại với nhau.
+ Rọ thảm đá: Có diện tích không quá rộng, và thiết kế tương tự khối lập phương. Thích hợp trong các công trình kè gối đường cao tốc.
+ Thảm đá: Đây cũng là một loại thường được sử dụng trong các công trình kênh mương, có diện tích lớn. Kích thước: chiều cao tối đa 0,5m – bề rộng: 10x2m, hoặc 10x3m.
+ Rọ đá neo: Đây là loại cơ bản, kèm theo tấm lưới liền khối với thép giữ giúp cấu trúc công trình không bị sụt lún. Dùng loại rọ đá này, các kỹ sư sẽ chèn thêm một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới để tiêu thoát nước, giữ lại đất cát không bị trôi đi tại chân công trình.
+ Rọ đá hộc: Quy cách thông thường của rọ đá hộc là dài x rộng x cao (VD: 2mx1mx0.5m), giống như rọ đá thông thường. Điểm khác biệt nằm ở phần đá được lèn lấp trong rọ, là đá tảng hay đá hộc có kích thước lớn. Vì vậy mắt lưới của rọ hộc cũng có kích thước D lớn hơn bình thường có thể từ 14cm – 20cm.