Kết cấu bê tông cốt thép, với cốt là các thanh thép, là loại kết cấu bê tông có cốt lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng. Trong đó, khi đã thi công xong bê tông cốt thép thì cần có biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép là biên bản ghi rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, nội dung biên bản…
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu bê tông cốt thép.
Tiêu chuẩn TCVN 9115:2019 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – thi công và nghiệm thu quy định các yêu cầu đối với công tác thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu lắp ghép từ cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép thường và bê tông cốt thép ứng lực trước căng trước (gọi tắt là cấu kiện bê tông) trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1651-1:2018, Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
TCVN 1651-2:2018, Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn.
TCVN 1651-3:2018, Thép cốt bê tông – Phần 3: Lưới thép hàn.
TCVN 3146:1986, Công tác hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 4055:2012, Tổ chức thi công.
TCVN 4086:1985, An toàn điện trong xây dựng.
TCVN 4244:2005, Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.
TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
TCVN 6700-1:2000 (ISO 9606-1:1994), Kiểm tra chấp nhận thợ hàn – Hàn nóng chảy – Phần 1: Thép
TCVN 6834-2:2001 (ISO 9956-2:1995), Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại – Phần 2: Đặc tính kỹ thuật quy trình hàn hồ quang.
TCVN 9204:2012, Vữa xi măng khô trộn sẵn không co.
2. Biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép:
Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
….…, ngày…tháng…năm…
NGHIỆM THU BÊ TÔNG CỐT THÉP
Căn cứ …..;
Ngày…/…./….. các bên tham gia tiến hành nghiệm thu bê tông cốt thép gồm các thành phần sau:
Bên nghiệm thu (Chủ đầu tư)
Người đại diện Ông/Bà:………… Chức vụ:……Nhà thầu……
Ông/Bà:…… Chức vụ:……
1. Đối tượng nghiệm thu
Bê tông cốt thép
Tại địa điểm:………
2. Thời gian nghiệm thu
Các bên tiến hành nghiệm thu bê tông cốt thép vào thời gian:
Bắt đầu hồi….h, ngày….tháng …..năm…..
Kết thúc vào …h, ngày ……tháng…năm….
3. Nội dung nghiệm thu:
– Nghiệm thu thép (Số lượng thép, Khoảng cách thép, chiều dài neo, vật liệu,….)
– Nghiệm thu bê đông (Cao độ, kích thước, bề mặt,…….):…
– Các nội dung khác:…
4. Kết luận chung………
Sau khi tiến kết thúc nghiệm thu bê tông cốt thép các bên đi đến thống nhất thực hiện việc ký tên xác nhận bên dưới.
Bên bàn giao
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bên nghiệm thu
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép:
Khi lập biên bản cần những mục sau:
– Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu bê tông cốt thép
– Thông tin bên nghiệm thu: tên, chức vụ
– Đối tượng nghiệm thu: là bê tông cốt thép, địa điểm nghiệm thu
– Thời gian nghiệm thu: thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc
– Nội dung nghiệm thu:
+ Nghiệm thu thép (Số lượng thép, Khoảng cách thép, chiều dài neo, vật liệu,….)
+ Nghiệm thu bê đông (Cao độ, kích thước, bề mặt,…….):…
+ Các nội dung khác:…
– Kết luận
– Ký tên hai bên
4. Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông, cốt thép:
Quy định chung
4.1.1 Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông phải do các tổ chức chuyên môn hóa về công tác này thực hiện.
4.1.2 Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông, đơn vị thi công phải lập biện pháp tổ chức thi công và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4.1.3 Trong biện pháp tổ chức thi công cần có các nội dung sau:
– Lập bản vẽ thiết kế thi công lắp ghép;
– Chọn phương tiện thiết bị, dụng cụ;
– Lập quy trình thi công;
– Các biện pháp bảo đảm mức sai lệch lắp ghép cho phép;
– Biện pháp bảo đảm độ cứng của kết cấu và không bị biến dạng trong quá trình lắp ghép cấu kiện hoặc tổ hợp cấu kiện vào vị trí thiết kế, đảm bảo độ bền vững và ổn định của toàn bộ công trình;
– Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp cấu kiện và lắp các thiết bị công nghệ và thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thông gió, v.v…
– Biện pháp bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép;
– Biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
4.1.4 Khi chọn các loại máy và thiết bị thi công cần chú ý đến những vấn đề sau:
– Kích thước, khối lượng cấu kiện;
– Hình dạng, kích thước công trình;
– Đặc điểm của khu vực lắp ghép.
4.1.5 Trong điều kiện cho phép nên có giải pháp cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền công nghệ lắp ghép từ khâu vận chuyển, xếp dỡ cho đến khâu lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế.
Nên sử dụng các thiết bị gá lắp và các phương tiện cơ giới nhỏ, các công cụ cầm tay có năng suất cao nhằm giảm lao động thủ công trong lắp ghép và hoàn thiện công trình.
4.1.6 Công tác chuẩn bị trước khi thi công gồm một số hoặc toàn bộ các vấn đề sau:
– Làm đường tạm phục vụ thi công. Đảm bảo đường không bị lún, lầy, trơn trượt và phải đảm bảo thi công liên tục;
– Làm kho, lán, sân bãi cạnh công trình, trang bị các bệ gá xếp dỡ cấu kiện trong phạm vi hoạt động của thiết bị nâng chuyển;
– Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền công nghệ của biện pháp tổ chức thi công;
– Lắp đặt, kiểm tra đà giáo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công;
– Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
4.1.7 Nên tiến hành lắp ghép cấu kiện lấy trực tiếp từ phương tiện vận chuyển. Khi không có điều kiện thì có thể xếp cấu kiện tại các kho bãi trên công trường nhưng cần chú ý đến trình tự theo biện pháp tổ chức thi công.
4.1.8 Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, phải tiến hành kiểm tra tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của TCVN 4055:2012 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Từ những nhận định về nghiệm thu bê tông cốt thép trên nhận thấy rằng: Điểm mấu chốt và quan trọng không kém phần thi công trong các công trình đó chính là kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép. Việc kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo trong quá trình thi công có xảy ra các sự cố ngoài ý muốn hay công trình, bê tông cốt thép có được thi công theo đúng các qui định và bản vẽ kỹ thuật. Nghiệm thu là bước cuối cùng để đánh giá chất lượng công trình nên nó đóng vai trò then chốt trước khi cho phép công trình đi vào hoạt động. Thông qua bài viết tham khảo này, công ty Luật Dương Gia mong muốn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về