Phòng cháy và chữa cháy là vấn đề trọng tâm được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy nhất định phải được kiểm định bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định là gì?
Trước khi giải thích thế nào là biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định, tác giả sẽ nêu rõ 2 vấn đề:
1.1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy là gì?
Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định về nghĩa vụ trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở, thôn, hộ gia đình, các loại rừng và phương tiện giao thông cơ giới, đồng thời, thuật ngữ phương tiện phòng cháy, chữa cháy cũng xuất hiện nhiều trong văn bản này, tuy nhiên, lại không được đưa ra một khái niệm chính thức nào. Với vai trò là văn bản hướng dẫn, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định rằng: “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.” Khái niệm này được xây dựng dựa trên liệt kê các loại vật dụng có khả năng hỗ trợ trong quá trình phòng cháy, chữa cháy.
Một số loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy điển hình như sau: Xe chữa cháy; Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy; Các loại máy bơm chữa cháy; Phương tiện chữa cháy thông dụng: Vòi, ống hút chữa cháy, lăng chữa cháy; đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy, thang chữa cháy, bình chữa cháy các loại: Bột, bọt, khí, gốc nước; bình chữa cháy,….
Phương tiện phòng cháy, chữa cháy phải được quản lý và sử dụng hiệu quả, theo đó phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được quản lý, sử dụng để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Về nguyên tắc: Phương tiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc chữa cháy chỉ được sử dụng phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và trong các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.
1.2. Kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy là gì?
Kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được hiểu là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an. Hoạt động kiểm định nhằm xác định chất lượng, tiêu chuẩn ký thuật của phương tiện, đảm bảo được vào hoạt động hiệu quả, tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Không phải tất cả các phương tiện phòng cháy, chữa cháy đều phải thực hiện hoạt động kiểm định, mà nguyên tắc chỉ có: “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.” (Khoản 2, Điều 38, Nghị định 136). Cụ thể là một số phương tiện sau:
– Xe chữa cháy; xe cứu nạn, cứu hộ; xe thang chữa cháy; xe trạm bơm; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe hút khói; tàu, xuồng ca nô chữa cháy; máy nạp khí sạch.
– Máy bơm chữa cháy.
– Phương tiện chữa cháy thông dụng: Vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, trụ nước chữa cháy; bình chữa cháy các loại.
– Chất chữa cháy gốc nước, chất tạo bọt chữa cháy.
– Mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy)…..
Hoạt động kiểm định phải đảm bảo được 2 nội dung lớn: (1) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy; (2) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy là một trong 3 phương thực kiểm định được ghi nhận tại Nghị định 136. Có thể hiểu, biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định là văn bản do người thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm định lập để ghi chép lại sự kiện, hoạt động lấy mẫu phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để kiểm định.
Hoạt động lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp: Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định;
Biên bản lấy mẫu phương tiện kiệm định là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, tức là nếu thiếu văn bản này, thì chủ thể đề nghị sẽ không được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Biên bản lấy mẫu phương tiện có ý nghĩa trong việc chứng minh đơn vị đã thực hiện hoạt động kiểm định đối với phương tiện, là căn cứ để chứng minh tính tuân thủ pháp luật, cũng như là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nhìn nhân khách quan, xem xét, đánh giá cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Mẫu biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…..(1)…..
…..(2)…..
——-
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Vào hồi …….. giờ …… ngày ….. tháng …. năm …… tại: ……………
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện đơn vị kiểm định
– Ông/Bà: ……………; Chức vụ: …………
– Ông/Bà: …………………; Chức vụ: ……………
2. Đại diện đơn vị đề nghị kiểm định:
– Ông/Bà: ……………………; Chức vụ: …………
– Ông/Bà: ……………………; Chức vụ: …………
Đã tiến hành kiểm đếm số lượng, lấy mẫu phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để kiểm định (theo văn bản đề nghị ngày ….. tháng …….. năm ………….), bao gồm:
TT | Tên phương tiện PCCC | Ký, mã hiệu | Đơn vị tính | Số lượng đề nghị kiểm định | Ngày sản xuất /số lô (nếu có) | Số lượng lấy mẫu | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN………./QCVN ………/Quy định kỹ thuật/Phương pháp ngẫu nhiên bảo đảm mẫu là đại diện cho lô phương tiện PCCC đề nghị kiểm định.
2. Tình trạng mẫu:
– Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định.
– Số lượng phương tiện còn lại được niêm phong toàn bộ (có xác nhận của đại diện đơn vị lấy mẫu và đơn vị đề nghị kiểm định).
3. Thời gian kết thúc lấy mẫu: Hồi …… giờ ……. phút ngày …. tháng ….. năm…….
Biên bản đã được các bên thông qua và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, được ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN ……(2)……
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn mẫu biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm định.
3. Quy định về lấy mẫu phương thiện kiểm định:
Quy định về lấy mẫu phương tiện kiểm định được quy định trong Nghị định 136 khá ít và rời rạc, hoạt động này chủ yếu phụ thuộc vào sự linh hoạt của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm định và đơn vị đề nghị, tuy nhiên cần lưu ý các quy định sau:
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ “Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy”,
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm định kèm theo biên bản kiểm định,
Cơ sở pháp lý:
Luật phòng cháy và chữa cháy hợp nhất năm 2013
Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi