Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là gì?
- 2 2. Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán:
- 4 4. Quy định về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
1. Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là gì?
Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là mẫu biên bản nêu rõ nội dung kiểm tra, xác minh công việc của đoàn thanh tra
Mẫu biên bản ghi chép việc kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán
2. Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán mới nhất:
Tên biên bàn: Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản ghi chép việc kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán như sau:
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
….. (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Kiểm tra, xác minh …….. (2)
Căn cứ.. …. (3)
Hôm nay, hồi ……. giờ …. ngày ….. tháng …….. năm ….., tại …… (4)
Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh về …… (2)
1. Thành phần gồm có:
2. Đại diện Đoàn thanh tra:
– Ông (bà) ……chức vụ …
– Ông (bà) …… chức vụ …
3. Đại diện …… (5):
– Ông (bà) ……… chức vụ ……
– Ông (bà) ………chức vụ ……
4. Nội dung:…… (6)
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HOẶC CÁ NHÂN ĐƯỢC KIỂM TRA, XÁC MINH
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chánh Thanh tra/Trưởng Đoàn thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP BIÊN BẢN KIỂM TRA, XÁC MINH
1. Mục đích sử dụng
Dùng để ghi chép nội dung, kết quả kiểm tra, xác minh đối với đối tượng thanh tra và đối tượng liên quan (nếu có).
2. Phương pháp ghi chép
(1) Ghi Thanh tra KTNN hoặc tên Đoàn thanh tra tùy theo từng trường hợp cụ thể;
(2) Sự việc được kiểm tra, xác minh;
(3) Ghi căn cứ tiến hành kiểm tra, xác minh;
(4) Địa điểm, sự việc được tiến hành kiểm tra, xác minh;
(5) Tên cơ quan hoặc cá nhân có sự việc được kiểm tra, xác minh;
(6) Nội dung và kết quả kiểm tra, xác minh, ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được tiến hành kiểm tra xác minh.
(7) Chánh Thanh tra (nếu là Chánh Thanh tra ký), Trưởng Đoàn thanh tra (nếu là Trưởng Đoàn thanh tra ký).
3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán
– Thời gian lập biên bản
– Vấn đề xã minh
– Đại diện đoàn Thanh tra: tên, chức vụ
– Nội dung vấn đề cần xác minh:
– Đại diện cơ quan ký xác nhận
4. Quy định về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thanh tra năm 2022 quy định Nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau:
– Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
– Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
– Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thanh tra năm 2022 quy định Chức năng của cơ quan thanh tra:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 45 Luật Thanh tra năm 2022 quy định về việc Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra:
1. Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra phải căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên, yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và công tác quản lý thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực và địa phương.
2. Kế hoạch thanh tra bao gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra của Bộ và kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Kế hoạch thanh tra của Bộ bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục.
Kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện.
3. Chậm nhất vào ngày 25 tháng 10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ hướng dẫn Thanh tra Tổng cục, Cục; Thanh tra tỉnh hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.
4. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.
5. Chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Tổng cục, Cục gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra Bộ để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; Thanh tra sở, Thanh tra huyện gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra tỉnh để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh.
6. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ; Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Bộ trưởng có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ.
Chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.
7. Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều này được gửi ngay đến đối tượng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Căn cứ theo Điều 46 Luật Thanh tra năm 2022 quy định Hình thức thanh tra:
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Căn cứ theo Điều 47 Luật Thanh tra năm 2022 quy định Thời hạn thanh tra:
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
– Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
– Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
– Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Căn cứ theo Điều 51 Luật Thanh tra năm 2022 quy định Căn cứ ra quyết định thanh tra:
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.