Hoạt động kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm là hoạt động quan trọng, hoạt động này giúp cho hoạt động xây dựng được diễn ra tốt, đảm bảo kết cấu công trình vững chắc, an toàn,... Khi tiến hành hoạt động này, các bên tiến hành kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm là gì và dùng để làm gì?
Biên bản kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm là văn bản được lập ra khi tiến hành hoạt động kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm .
Biên bản kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm được dùng để ghi nhận lại hoạt động kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm. Trong biên bản thể hiện các thông tin của công trình, thành phần kiểm tra, nội dung kiểm tra, đánh giá ý kiến,….
2. Mẫu biên bản kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm và hướng dẫn viết đơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỊNH VỊ MÓNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM
(Căn cứ Điều….. Quyết định……/…./QĐ-UB ngày…./……/…… của Ủy ban nhân dân thành phố) (Ghi quyết định về việc kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm)
1. Các thông tin về công trình :
– Công trình:………(ghi tên công trình được tiến hành kiểm tra định vị móng và các công trình ngầm)
– Địa điểm:……( Ghi địa điểm của công trình)
Số:… Đường:…….
Phường:….. Quận:…….
(Nằm thửa số:….., tờ bản đồ thứ……. )
– Giấy phép xây dựng số:…. GPXD ngày:……..của….(Ghi số, ngày cấp giấy phép xây dựng của công trình)
– Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (tổng dự toán) số:……. ngày:…….. của: ….. (Ghi số, ngày ra quyết định thiết kế kỹ thuật)
2. Thành phần tham gia kiểm tra:
– Chủ đầu tư:….
– Chủ dự án (nếu có):….
– Đơn vị thiết kế:…..
– Đơn vị thi công:……\
Sơ đồ minh họa vị trí các hố móng
(Cần ghi rõ khoảng cách các hố móng so với lộ giới, hẻm giới và các công trình kế cận)
Ngày kiểm tra | Nội dung kiểm tra | Các tiêu chí kiểm tra theo họa đồ thiết kế được duyệt | Đánh giá | Phân tích sai lệch | |
Phù hợp | Không phù hợp | ||||
Ngày kiểm tra Lần 1 ……….. | 1/ Định vị móng | Các vị trí móng
| |||
Lộ giới (hẻm giới) | |||||
Khoảng lùi công trình so với lộ giới | |||||
Khoảng cách đến ranh đất, công trình kế cận | |||||
Ngày kiểm tra Lần 2 ………. | 2/ Cao độ nền
3/ Các công trình ngầm | Cao độ nền
| |||
Hầm tự hoại | |||||
Thoát nước
|
3. Kết luận và kiến nghị: (Ghi kết luận và kiến nghị sau lần kiểm tra)
Kiểm tra lần 1:….
Kiểm tra lần 2:…….
Chủ đầu tư
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
– Lần 1:…….
– Lần 2:……
Đại diện đơn vị thiết kế
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
– Lần 1:……..
– Lần 2:….
Chủ dự án (nếu có)
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
– Lần 1:…
– Lần 2:….
Đại diện đơn vị thi công
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
– Lần 1:……
– Lần 2:…..
3. Quy định pháp luật về định vị móng và công trình ngầm:
Trong nội dung của bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9361:2012 về Công tác nền móng, thi công và nghiệm thu do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì
Về nguyên tắc chung
– Trình tự và biện pháp thi công xây dựng nền và móng phải phối hợp với các công tác xây dựng những công trình ngầm, xây dựng đường sá của công trường và các công tác khác của “chu trình không”.
– Việc lựa chọn biện pháp thi công, xây dựng nền và móng phải xét đến các số liệu khảo sát địa chất công trình đã thực hiện khi thiết kế công trình. Trong trường hợp điều kiện địa chất công trình thực tế của khu vực xây dựng không phù hợp với những tính toán trong thiết kế thì cần tiến hành những nghiên cứu bổ sung về địa chất.
– Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng khi xây dựng nền và móng phải thỏa mãn những yêu cầu của thiết kế theo những tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹ thuật tương ứng.
– Khi xây dựng nền và móng phải có sự kiểm tra kỹ thuật của cơ quan đặt hàng đối với các bộ phận kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng và có lập các
– Khi móng xây dựng trên các loại đất có tính chất đặc biệt (như đất lún ướt, đất đắp…) cũng như móng của các công trình đặc biệt quan trọng thì phải tổ chức việc theo dõi chuyển vị của móng và biến dạng của công trình trong thời kỳ xây dựng. Các đối tượng theo dõi và phương pháp đo được quy định trong thiết kế có tính toán chi phí cần thiết để đặt các mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.
Nền móng thiên nhiên
Khi dùng đất làm nền thiên nhiên cần phải áp dụng những biện pháp xây dựng để chất lượng của nền đã được chuẩn bị và các tính chất tự nhiên của đất không bị xấu đi do nước ngầm và nước mặt xói lở, thấm ướt do tác động của các phương tiện cơ giới, vận tải và do phong hóa. Không được phép ngừng công việc giữa lúc đã đào xong hố móng và bắt đầu xây móng. Khi bắt buộc ngừng việc thì phải có các biện pháp để bảo vệ tính chất thiên nhiên của đất. Việc dọn sạch đáy hố móng phải làm ngay trước lúc xây móng.
Khi độ sâu đặt móng thay đổi thì việc xây móng phải bắt đầu từ cao trình thấp nhất của nền. Các phần hoặc khối móng nằm cao hơn phải xây trên nền đã được đầm chặt của đất đắp, khoảng trống, giữa các phần hoặc khối móng nằm bên dưới. Khi độ sâu đặt móng thay đổi thì việc xây móng phải bắt đầu từ cao trình thấp nhất của nền. Các phần hoặc khối móng nằm cao hơn phải xây trên nền đã được đầm chặt của đất đắp, khoảng trống, giữa các phần hoặc khối móng nằm bên dưới.
Nghị định số 39/2019/NĐ- CP của Chính phủ quy định Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
Điều 14 của Nghị định về yêu cầu về khảo sát xây dựng công trình ngầm đô thị như sau:
– Khảo sát xây dựng công trình ngầm phải cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận.
– Công tác khảo sát phải làm rõ các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm.
– Trong quá trình thi công xây dựng công trình ngầm, nếu nhà thầu thi công phát hiện các yếu tố bất thường so với tài liệu khảo sát ban đầu thì phải tiến hành khảo sát bổ sung để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Khảo sát xây dựng công trình ngầm đô thị phải bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.
Yêu cầu về thiết kế xây dựng công trình ngầm đô thị như sau:
Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và những biến động của chúng có thể xảy ra.
Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn, không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận, bên trên; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có).Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình ngầm ngoài các yêu cầu về công năng sử dụng và bền vững còn phải bảo đảm các yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình.
Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình ngầm phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải đảm bảo các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực. Thiết kế công trình ngầm phải bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố.
Thiết kế công trình ngầm phải có quy trình vận hành sử dụng và quy định bảo trì công trình. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kỹ thuật. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình ngầm phải có các chỉ dẫn, tạo điều kiện thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, đồng thời thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công để xử lý các khác biệt giữa thực tế thi công và đồ án thiết kế. (Điều 15)
Yêu cầu về thi công xây dựng công trình ngầm đô thị
Trước khi thi công xây dựng công trình ngầm chủ đầu tư phải tiến hành thăm dò, xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.
Quá trình thi công xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất đô thị. Thi công xây dựng công trình ngầm phải có kế hoạch khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.
Thi công xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công, kiểm soát chặt chẽ người vào, ra công trình ngầm trong suốt quá trình thi công công trình. Khi gặp các sự cố bất thường nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm
Công trình công cộng ngầm, giao thông ngầm phải được kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Lực lượng tham gia thi công xây dựng công trình ngầm phải được huấn luyện kỹ thuật và được trang bị bảo hộ an toàn lao động phù hợp với điều kiện thi công của từng loại công trình ngầm.(Điều 16)