Việc kiểm phiếu ra được thứ hạng của các thí sinh là rất cần thiết và cần được thực hiện một cách khách quan, trung thực để từ đó tìm ra được những thí sinh tài năng và trao cho họ giải thưởng mà họ xứng đáng được nhận. Vậy, biên bản kiểm phiếu xét chọn giải nhì được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm phiếu xét chọn giải nhì là gì?
Giải nhì là một giải thưởng lớn trong các cuộc thi, người về nhì chỉ đứng sau duy nhất người chiến thắng chung cuộc. Việc quyết định giải thưởng sẽ do ban giám khảo các cuộc thi bình chọn ra thông qua việc kiểm phiếu.
Mẫu biên bản ghi chép việc kiểm phiếu xét chọn giải nhì là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm phiếu xét chọn giải nhì. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin lĩnh vực cuộc thi, nội dung kiểm phiếu, kết quả kiểm phiếu,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 16/2016/TT-BGDĐT. Sau khi lập biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu. Đây là những người chịu trách nhiệm về kết quả của việc kiểm phiếu xét chọn giải nhì, đảm bảo tính chính xác và khách quan của nội dung biên bản.
Biên bản kiểm phiếu xét chọn giải nhì:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….,ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU XÉT CHỌN GIẢI NHÌ
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ VÀ XÉT GIẢI VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM…
Lĩnh vực: …
1. Tổng số đề tài tham gia xét giải thuộc lĩnh vực…:
2. Kết quả kiểm phiếu xét chọn giải nhì (đối với các đề tài không được Hội đồng đề nghị đạt giải nhất):
3.1. Số phiếu phát ra: | 3.2. Số | ||||||
3.3. Số phiếu hợp lệ: | 3.4. Số phiếu không hợp lệ: | ||||||
Số TT | Mã số đề tài | Tên đề tài | Kết quả kiểm phiếu | Kết luận của Hội đồng | |||
Số phiếu hợp lệ | Số phiếu đồng ý | Tỷ lệ % số phiếu đồng ý / số phiếu hợp lệ | |||||
1 | |||||||
2 | |||||||
… |
Ghi chú:
a) Đề tài có tỷ lệ phần trăm số phiếu đồng ý của hội đồng đạt từ 70% trở lên được hội đồng đề nghị đạt giải nhì.
b) Mỗi lĩnh vực khoa học công nghệ của Giải thưởng chỉ được xét chọn số giải nhì không quá 15% tổng số đề tài của lĩnh vực đó, phiếu xét chọn số giải nhì vượt quá quy định được coi là không hợp lệ và không được tính vào kết quả cuối cùng của Hội đồng.
c) Không bỏ phiếu xét chọn giải nhì đối với đề tài đã được Hội đồng đề nghị đạt giải nhất.
Các thành viên ban kiểm phiếu
Thành viên thứ 1
(Họ, tên và chữ ký)
Thành viên thứ 2
(Họ, tên và chữ ký)
Trưởng ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
2. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm phiếu xét chọn giải nhì:
– Phần mở đầu:
+ Sở giáo dục và đào tạo.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kiểm phiếu xét chọn giải nhì.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Lĩnh vực xét chọn giải nhì.
+ Tổng số đề tài tham gia.
+ Kết quả kiểm phiếu xét chọn giải nhì.
– Phần cuối biên bản:
+ Các thành viên ban kiểm phiếu.
+ Ký và ghi rõ họ tên của thành viên thứ nhất.
+ Ký và ghi rõ họ tên của thành viên thứ hai.
+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng ban kiểm phiếu.
3. Giải thưởng “Sinh viên ngh iên cứu khoa học”:
Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” là Giải thưởng quan trọng của sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học. Hàng năm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức và trao Giải thưởng cấp cơ sở. Các đề tài đoạt giải cao được hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá, chọn lựa và gửi tham dự vòng chung kết trong phạm vi toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức.
Đề tài tham gia xét Giải thưởng ở vòng chung kết là những đề tài có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn tốt. Những đề tài đã được triển khai ứng dụng trong thực tiễn hoặc kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước sẽ được ưu tiên chọn lựa. Nội dung đề tài đảm bảo liêm chính trong nghiên cứu khoa học và chưa được trao giải thưởng cấp Bộ hoặc tương đương cấp Bộ trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ.
Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, giúp sinh viên phát huy năng lực tư duy sáng tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, biến các ý tưởng sáng tạo thành hiện thực, góp phần phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước.
Giải thưởng cũng đồng thời góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc theo nhóm cho sinh viên; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học.
Theo Điều 2 Thông tư ban hành quy chế xét tặng giải thưởng ” sinh viên nghiên cứu khoa học” quy định về: Mục đích của Giải thưởng có nội dung như sau:
“Giải thưởng được tổ chức hàng năm nhằm:
1. Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước;
2. Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập hoặc làm việc theo nhóm của sinh viên; hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên; góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học;
3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.”
Theo Điều 12 Thông tư ban hành quy chế xét tặng giải thưởng ” sinh viên nghiên cứu khoa học” quy định về: Quy trình đánh giá đề tài có nội dung như sau:
“Đề tài tham gia xét Giải thưởng được đánh giá qua 02 vòng.
1. Vòng sơ khảo:
Các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tổ chức tiếp nhận hồ sơ có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp các hội đồng đánh giá và xét giải vòng sơ khảo (sau đây gọi tắt là hội đồng vòng sơ khảo).
b) Gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo: hồ sơ Giải thưởng theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này, trong đó mỗi đề tài gửi 01 bản báo cáo tổng kết đề tài; kết quả đánh giá đề tài vòng sơ khảo. Đối với đề tài được chọn vào vòng chung khảo, mỗi đề tài gửi 09 bản báo cáo tổng kết đề tài.
2. Vòng chung khảo:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo
b) Các cơ sở giáo dục đại học có đề tài được chọn vào vòng chung khảo có trách nhiệm
c) Sinh viên thực hiện đề tài được chọn vào vòng chung khảo chuẩn bị báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài để trình bày tại phiên họp hội đồng và trả lời câu hỏi của các thành viên hội đồng. Đối với đề tài có từ 02 sinh viên trở lên thực hiện, nhóm sinh viên phân công phối hợp trình bày báo cáo và minh chứng về sự tham gia thực hiện đề tài của từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.”
Theo Điều 14 Thông tư ban hành quy chế xét tặng giải thưởng ” sinh viên nghiên cứu khoa học” quy định về: Tiêu chí đánh giá đề tài và xét giải ở vòng sơ khảo có nội dung như sau:
“1. Tiêu chí đánh giá đề tài ở vòng sơ khảo:
Mỗi thành viên hội đồng vòng sơ khảo đánh giá đề tài theo các tiêu chí và thang điểm sau (tổng điểm tối đa là 100):
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài (điểm tối đa là 15);
b) Ý tưởng của đề tài và cách tiếp cận (điểm tối đa là 15);
c) Mục tiêu đề tài (điểm tối đa là 10);
d) Phương pháp nghiên cứu (điểm tối đa là 10);
đ) Kết quả nghiên cứu (điểm tối đa là 40);
e) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài (điểm tối đa là 5);
g) Có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước (điểm tối đa là 5).
Tiêu chí đánh giá đề tài được mô tả chi tiết tại mẫu Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.
2. Xét giải ở vòng sơ khảo
a) Kết quả đánh giá đề tài ở vòng sơ khảo là điểm trung bình cộng của các thành viên hội đồng có mặt tại phiên họp hội đồng.
b) Căn cứ kết quả đánh giá đề tài ở vòng sơ khảo, hội đồng đề nghị xét giải ba, giải khuyến khích và chọn các đề tài vào vòng chung khảo.
c) Khung điểm xét giải:
Đề tài đạt từ 85 điểm trở lên được chọn vào vòng chung khảo; từ 80 điểm đến dưới 85 điểm được xét giải ba; từ 70 điểm đến dưới 80 điểm được xét giải khuyến khích; đề tài không được xét giải nếu đạt dưới 70 điểm hoặc bị phát hiện hồ sơ không hợp lệ.”
Theo Điều 16 Thông tư ban hành quy chế xét tặng giải thưởng ” sinh viên nghiên cứu khoa học” quy định về: Tiêu chí đánh giá đề tài và xét giải ở vòng chung khảo có nội dung như sau:
“1. Tiêu chí đánh giá đề tài ở vòng chung khảo:
a) Theo các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 14 của Quy chế này;
b) Phần trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của sinh viên thực hiện đề tài tại phiên họp hội đồng, cụ thể: sinh viên nắm vững được vấn đề nghiên cứu, trả lời đúng các câu hỏi của thành viên hội đồng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
2. Xét giải ở vòng chung khảo
a) Xét chọn giải nhất:
Đề tài có tỷ lệ phần trăm số phiếu đồng ý xét chọn giải nhất của hội đồng đạt từ 70% trở lên được hội đồng đề nghị đạt giải nhất.
b) Xét chọn giải nhì:
Đề tài có tỷ lệ phần trăm số phiếu đồng ý xét chọn giải nhì của hội đồng đạt từ 70% trở lên được hội đồng đề nghị đạt giải nhì.
c) Đối với đề tài không được đề nghị đạt giải nhất hoặc giải nhì, hội đồng đề nghị đạt giải ba.
d) Trường hợp phát hiện đề tài không phải do sinh viên thực hiện hoặc vi phạm một trong các hình thức theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều 3 và khoản 3 Điều 1 của Quy chế này, hội đồng đề nghị không xét giải.”