Trong quá trình đánh giá chất lượng và số lượng các công trình, hạng mục thuộc hạ tầng đường bộ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm kê đối với tài sản hạ tầng đường bộ đó. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ được lập ra trong hoàn cảnh đó và được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ là gì?
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Việc kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ có vai trò rất quan trọng để đánh giá được thực tế hoạt động của các tài sản hạ tầng đường bộ. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ được các đơn vị, tổ chức sử dụng để kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hạ tầng đường bộ hiện có nhằm xác định chính thức số thực có tài sản trong thực tế, phát hiện các khoản chênh lệnh giữa số thực tế so với số liệu trên sổ sách.
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, thông tin ban kiểm kê, nội dung kiểm kê,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm kê cần ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị. Các chủ thể trong ban kiểm kê phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung biên bản. Mẫu được Ban hành theo Thông tư số 98/2014/TT-BTC ngày 25/7/2014 của Bộ Tài chính.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ:
1. Mẫu chứng từ
Đơn vị :…………………………..
Bộ phận:…………………….……
Mã ĐV có QH với NS:……….…
Mẫu số C60-HD
(Ban hành theo Thông tư số 98/2014/TT-BTC ngày 25/7/2014 của Bộ Tài chính)
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Số:……
Thời điểm kiểm kê ……….giờ………ngày……tháng……năm………
Ban kiểm kê gồm:
Ông /Bà………chức vụ………………đại diện…………Trưởng ban
Ông /Bà………chức vụ………………đại diện………… Ủy viên
Ông /Bà………chức vụ………………đại diện….……… Ủy viên
STT | Tên tài sản hạ tầng đường bộ | Ký hiệu | Cấp, loại | Năm xây dựng | Năm đưa vào sử dụng | Nơi sử dụng | Theo sổ kế toán | ||
Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | |||||||
A | B | C | D | E | F | G | 1 | 2 | 3 |
| |||||||||
Cộng | x | x | x |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trưởng Ban kiểm kê
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin về mẫu biên bản.
+ Mẫu biên bản ban hành theo Thông tư số 98/2014/TT-BTC ngày 25/7/2014 của Bộ Tài chính.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kiểm kê hạ tầng đường bộ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản kiểm kê.
+ Thông tin của thành phần ban kiểm kê.
+ Thông tin tài sản hạ tầng đường bộ.
– Phần cuối biên bản:
+ Ý kiến giải quyết số chênh lệch của thủ trưởng đơn vị.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng ban kiểm kê.
4. Một số quy định của pháp luật tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
4.1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Theo Điều 3 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.”
Theo Nghị định, mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nghị định quy định, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản, gồm: Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường bộ; ở địa phương là cơ quan giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường bộ; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; UBND xã, phường, thị trấn.
4.2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Theo Điều 4 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm đất gắn với tài sản) gồm:
a) Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường;
b) Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ;
c) Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ;
d) Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ;
đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe;
e) Trạm thu phí đường bộ;
g) Bến xe;
h) Bãi đỗ xe;
i) Nhà hạt quản lý đường bộ;
k) Trạm dừng nghỉ;
l) Kho bảo quản vật tư dự phòng;
m) Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS);
n) Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng;
o) Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ;
p) Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.”
Nghị định quy định tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm đất gắn liền với tài sản) bao gồm: Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường; Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ; Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ; Bến phà đường bộ và và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;…
Theo đó, trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (đối với tài sản hiện có), hoặc 60 ngày kể từ ngày tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm hoàn thành, đưa vào sử dụng (đối với tài sản hình thành sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản và lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quyết đinh giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý.