Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý là gì? Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý để làm gì? Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Các bước kiểm kê tài sản? Hướng dẫn kiểm kê theo Thông tư 87/2011/TT- BTC?
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Trong quá trình kiểm kê quỹ, kiểm kê tài sản thì đều phải lập biên bản. Vậy biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý là gì? Bài viết kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý là gì?
Mẫu bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý là văn bản do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng bạc lập để theo dõi về loại, số lượng, đơn giá, thành tiền của các mặt hàng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh.
– Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
– Tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định sau:
+ Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo.
+ Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
– Kim khí quý, đá quý được phân thành các danh mục sau: Loại, phân loại hoặc phân loại chất lượng.
– Loại: Vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ruby, emorot, saphia, ngọc trai, các kim khí quý, đá quý khác theo quy định của pháp luật.
Phân loại:
– Vàng được phân loại như sau:
+ Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
+ Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
+ Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
– Các loại kim khí quý khác được phân loại như sau:
+ Kim khí quý trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm kim khí quý đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
+ Kim khí quý nguyên liệu là kim khí quý dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại kim khí quý khác.
– Phân loại chất lượng: Các loại hoặc phân loại trên lại được phân theo chất lượng.
+ Kim khí quý: Phân theo hàm lượng kim loại quý trên 75%; từ 30% đến 75%; dưới 30%.
+ Đá quý: Phân thành loại I, loại II, loại III, loại IV.
2. Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý để làm gì?
Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng vạc, kim khí quý được dùng để theo dõi, kiểm tra, giám sát về số lượng, chất lượng, đơn giá thành tiền của các mặt hàng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
3. Mẫu biên bản kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý
Đơn vị:……………………
Bộ phận:………………….
Mã đơn vị SDNS:……………..
BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ
( dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý)
Số:………(1)
Vào……….giờ……..ngày……….năm………(2)
Chúng tôi gồm:
– Ông/Bà:………… đại diện kế toán (3)
– Ông/Bà:………….đại diện thủ quỹ (4)
– Ông/bà:………..đại diện……….(5)
Cùng tiến hành kiểm kê quỹ (ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý),kết quả như sau:
Số TT | Diễn giải | Đơn tính vị | Số lượng | Giá trị | Tính ra tiền VN | Ghi chú | |
Tỉ giá | Tiền VN | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 5 | D |
I II 1 2
III | Số dư theo sổ quỹ Số kiểm kê thực tế – Loại – Loại ……. Chênh lệch(III=I-II) | x x
x | x x
x |
– Lý do: + Thừa :………(6)
+ Thiếu:…………
– Kết luận sau khi kiểm kê quỹ:………(7)
Thủ quỹ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền số biên bản
(2): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(3): Điền đại diện kế toán
(4): Điền đại diện thủ quỹ
(5): Điền đại diện
(6): Điền lý do
(7): Điền kết luận sau khi kiểm kê
5. Các bước kiểm kê tài sản
Các bước. kiểm kê tài sản bao gồm:
– Bước 1: Ban hành, công bố Quyết định kiểm kê tài sản
– Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản của đơn vị Thành phần Hội đồng kiểm kê tài sản của đơn vị bao gồm:
+ Giám đốc, thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng
+ Trưởng các phòng ban, bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản (hoặc kế toán kho, thủ kho nếu kiểm kê kho vật liệu…)
+ Một số ủy viên khác (nếu cần) – Hội đồng kiểm kê sẽ họp và lên kế hoạch kiểm kê.
+ Tổ kiểm kê cần có danh sách các tài sản hiện có, đã và đang sử dụng trong doanh nghiệp
– Bước 3: Tiến hành kiểm kê theo kế hoạch
– Bước 4: Tổng hợp số liệu : đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản
Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản thực tế tại đơn vị, Hội đồng kiểm kê tài sản tổng hợp, xử lý số liệu kiểm kê, đối chiếu giữa bộ phân quản lý, bộ phận sử dụng và kế toán theo bảng biểu phù hợp với đặc điểm tài sản, mục đích kiểm kê nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản nội bộ gồm:
Tài sản thừa, thiếu;
– Chênh lệch số lượng, giá trị giữa sổ sách và thực tế
– Tài sản cần sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển nội bộ… – Tài sản cần thanh lý: do hư hỏng, chi phí sửa chữa lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng, không hiệu quả
Bước 5: Xử lý số liệu, lập Báo cáo kết quả kiểm kê
– Đánh giá tình hình quản lý tài sản trong tổ chức nói chung; Số liệu chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và số liệu theo dõi của các bộ phận: nguyên nhân, lý do, biện
pháp khắc phục;
– Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, điều chuyển: trên cơ sở nguyên nhân cụ thể do bộ phận trực tiếp
sử dụng tài sản báo cáo. – Thống kê, phân loại tài sản đề nghị thanh lý: trên cơ sở nguyên nhân cụ thể do bộ phận trực tiếp sử dụng
tài sản báo cáo.
– Nêu kiến nghị:
+ Nhận định chế độ quản lý tài sản nội bộ;
+ Chế độ luân chuyển, lưu giữ hồ sơ giữa các bộ
+ Chế độ bảo trì, bảo hành, sửa chữa tài sản;
+Thực hiện kiến nghị của kỳ kiểm kê trước;
+ Kiến nghị xử lý chênh lệch số liệu;
+ Giao trách nhiệm thực hiện, khắc phục
+ Kiến nghị khác
6. Hướng dẫn kiểm kê theo Thông tư 87/2011/TT- BTC
6.1 Kiểm kê tài sản:
Đối với tài sản cố định (Phiếu kiểm kê 01/PKK, Bảng kiểm kê từ số 01/TSCĐ đến số 04/TSCĐ):
+ Phiếu kiểm kê 01/PKK sử dụng cho 1 tài sản cố định; Căn cứ Phiếu kiểm kê 01/PKK để tổng hợp vào Bảng kiểm kê 01/TSCĐ; 02/TSCĐ; 03/TSCĐ; 04/TSCĐ)
+ Chỉ tiêu hiện vật: xác định số lượng, công suất, chất lượng, hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ, theo sổ kế toán và theo thực tế.
+ Chỉ tiêu giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. Riêng đối với TSCĐ được xác định lại giá trị phải tính theo giá đang hạch toán trên sổ kế toán và giá xác định lại.
+ Phân tích đánh giá để phân loại tài sản theo nhóm và theo tình trạng sử dụng: đang dùng, chưa cần dùng, không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý.
– Đối với tài sản lưu động:
+ Đối với vốn bằng tiền được kiểm kê theo từng loại tiền: tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ khác (nếu có),
+ Đối với tài sản lưu động là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho, công cụ và dụng cụ đã xuất dùng: thực hiện kiểm kê theo:
– Chỉ tiêu hiện vật: số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng (tồn kho ứ đọng không cần dùng, kém mất phẩm chất) theo sổ kế toán và theo thực tế.
– Chỉ tiêu giá trị: theo giá hạch toán trên sổ kế toán và theo giá thực tế
– Các khoản đầu tư tài chính: là cổ phiếu, trái phiếu, tài sản góp vốn liên doanh, các khoản đầu tư dài hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn …
– Đối với các khoản nợ phải thu: xác định giá trị theo số dư trên sổ kế toán của từng khoản nợ, đối chiếu với hóa đơn chứng từ phát sinh từng khoản nợ; phải phân loại các khoản nợ phải thu: nợ phải thu ngắn hạn (là khoản nợ phải thu không quá 1 năm kể từ khi phát sinh); nợ phải thu dài hạn (là khoản nợ phải thu từ 1 năm trở lên kể từ khi phát sinh); nợ phải thu quá hạn (là khoản nợ đến thời hạn thu nhưng chưa thu được), trong đó nợ phải thu quá hạn phải phân loại: quá hạn 1 năm, quá hạn 2 năm và quá hạn 3 năm trở lên; Đối với nợ phải thu khó đòi phải ghi rõ số tiền và nguyên nhân không đòi được
– Đối với đơn vị kiểm kê là các tổ chức tín dụng: kiểm kê các khoản phải thu (khoản cho vay) thực hiện như sau:
– Đối chiếu tài sản và dư nợ tín dụng (kể cả dư nợ được theo dõi ngoại bảng) như sau:
+ Căn cứ hồ sơ tín dụng của từng khách hàng tại tổ chức tín dụng để lập bảng kê danh sách những khách hàng còn dư nợ tín dụng và số dư nợ tín dụng của từng khách hàng, chi tiết theo từng
+ Đối chiếu giữa số liệu xác định theo hồ sơ tín dụng với số liệu hạch toán trên sổ kế toán của tổ chức tín dụng; đối chiếu dư nợ tín dụng với từng khách hàng để có xác nhận của khách hàng về số dư nợ tín dụng. Đối với khách hàng là cá nhân, trường hợp không tổ chức đối chiếu được với khách hàng thì tổ chức tín dụng phải đối chiếu với thẻ lưu.
+ Trường hợp có sự chênh lệch số liệu giữa hồ sơ tín dụng với sổ kế toán và xác nhận của khách hàng thì ngân hàng thương mại phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Đối với các tài sản cho thuê tài chính: phải thực hiện đối chiếu với từng khách hàng, xác định rõ số nợ còn phải trả của từng tài sản cho thuê tài chính.
6.2. Kiểm kê nguồn vốn:
– Kiểm kê nợ phải trả: Chỉ tiêu kiểm kê là giá trị các khoản nợ phải trả theo giá hạch toán trên sổ kế toán; phải phân loại các khoản nợ phải trả theo các chỉ tiêu: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác; nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, trong đó phân loại quá hạn trả 1 năm, 2 năm, từ 3 năm trở lên, phân loại theo một số chủ nợ chính: nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ cán bộ công nhân viên, nợ nước ngoài, nợ phải trả nhưng không phải thanh toán
Đối với đơn vị kiểm kê là các tổ chức tín dụng: Kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi như tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu .. (khoản vay) như sau:
+ Kiểm kê chi tiết từng khoản trên sổ kế toán.
+ Đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi của khách hàng là pháp nhân.
+ Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, chứng chỉ tiền gửi có thể không thực hiện đối chiếu với khách hàng, nhưng phải đối chiếu với thẻ lưu. Đối với một số trường hợp cụ thể (có số dư tiền gửi lớn hoặc có chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với thẻ lưu) thì thực hiện đối chiếu trực tiếp với khách hàng.
– Kiểm kê nguồn vốn chủ sở hữu: Toàn bộ nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn khác của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ hỗ trợ sắp xếp, doanh nghiệp (nếu có) và nguồn kinh phí, quỹ khác.