Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng cũng như giá trị của các loại tài sản hiện có. Vậy, Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước là gì?
- 2 2. Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước:
- 3 3. Hướng dẫn viết mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước:
- 4 4. Quy trình kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước:
- 5 5. Một số quy định khác liên quan:
1. Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước là gì?
Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước là biên bản ghi chép lại thông tin công cụ, dụng cụ được kiểm kê và ghi rõ ngày, giờ lập biên bản
Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước.
2. Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước:
Tên biên bản: Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước
Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-
Đơn vị:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM KÊ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG KHO
Ngày … tháng … năm ….
Số: ……………
– Thời điểm kiểm kê ……… giờ ……… ngày …….. tháng ……. năm ……….
– Hội đồng kiểm kê gồm:
– Ông (bà) ……………. Chức vụ …………… Đại diện …………. Chủ tịch Hội đồng
– Ông (bà) ………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên
– Ông (bà) …………..….. Chức vụ …………….… Đại diện ………………. Ủy viên
– Đã kiểm kê những công cụ, dụng cụ dưới đây:
STT | Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ | Mã số | Đơn vị tính | Đơn giá | Theo sổ sách | Theo kiểm kê | Chênh lệch | Phẩm chất | |||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Thừa | Thiếu | Bình thường | Còn sử dụng được | Hỏng | |||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | ||||||||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Cộng | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Trưởng phòng Hành chính
(Ký, họ tên)
Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)
Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm kê vật liệu trong kho nhà nước
– Thời gian kiểm kê: giờ..ngày..tháng..năm
– Hội đồng kiểm kê gồm những ai: ghi rõ họ tên, chức vụ và đại diện cho….
– Liệt kê vật liệu kiểm kê gồm những gì?
– Đại diện các đơn vị ký tên, có chức vụ nhà nước thì đóng dấu
4. Quy trình kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho của ngân hàng nhà nước:
Căn cứ vào chế độ quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản cố định, công cụ lao động, vật liệu của ngân hàng nhà nước đã quy định:
“Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm kê công cụ lao động, vật liệu tương tự như kiểm kê tài sản cố định”
Dẫn chiếu theo Điều luật này và Điều 20 của Quyết định, kiểm kê công cụ lao động được thực hiện như sau:
– Vào cuối tháng 12 hàng năm, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải tiến hành kiểm kê công cụ, dụng cụ lao động tại đơn vị mình. Đơn vị cũng có thể tổ chức kiểm kê đột xuất khi cần thiết (khi có thay đổi về thủ kho hoặc khi xảy ra thiên tai hoặc các sự kiện bất thường khác làm ảnh hưởng đến công cụ, dụng cụ của đơn vị).
– Khi kiểm kê, đơn vị phải thành lập Hội đồng kiểm kê, thành phần bắt buộc của Hội đồng gồm: Thủ trưởng đơn vị, Trưởng phòng kế toán, Trưởng phòng Hành chính quản trị, kiểm soát viên trưởng (đối với các đơn vị có bộ phận kiểm soát), và cán bộ kỹ thuật (nếu cần thiết). Hội đồng kiểm kê chịu trách nhiệm tổ chức quá trình kiểm kê chặt chẽ, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
– Khi kiểm kê, đơn vị phải kiểm kê về số lượng, chất lượng và chủng loại công cụ, dụng cụ, so sánh với số liệu trên sổ kế toán để phát hiện các trường hợp tài sản thừa thiếu, mất phẩm chất.
– Sau khi kiểm kê, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải lập “Biên bản kiểm kê tài sản” theo mẫu quy định. Sau đó, đơn vị phải điều chỉnh lại số liệu kế toán cho phù hợp với thực trạng tài sản tại đơn vị mình theo kết quả kiểm kê.
– Căn cứ vào kết quả kiểm kê các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải rà soát lại sổ kế toán, nếu do ghi sổ nhầm thì phải điều chỉnh lại sổ kế toán, đồng thời, phải điều chỉnh lại các khoản chi phí có liên quan. Trường hợp không phải do ghi sổ nhầm thì xử lý:
+ Đối với tài sản cố định phát hiện thừa: đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải tìm chủ sở hữu của tài sản đó và trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Nếu không tìm được chủ sở hữu thì các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản gửi Vụ Kế toán – Tài chính để xem xét xử lý theo quy định hiện hành.
+ Đối với tài sản cố định phát hiện thiếu, hỏng, giảm chất lượng thì xử lý như trường hợp tổn thất tài sản tại Điều 7.
– Căn cứ vào các biên bản kiểm kê, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước lập và gửi báo cáo kết quả kiểm kê về Vụ Kế toán – Tài chính theo đúng quy định của Chế độ báo cáo hiện hành.
5. Một số quy định khác liên quan:
Phân loại công cụ lao động:
– Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phân loại công cụ lao động theo công dụng, chủng loại của công cụ lao động.
Công cụ lao động tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chủ yếu gồm các loại chính sau: Bàn, ghế, đồng hồ, quạt, tủ, xe (xe đạp, xe đẩy), hòm, kệ, giường, máy tính để bàn, máy tính bỏ túi, máy đánh chữ, máy cassette, ti vi, video, tủ lạnh, máy điều hoà, máy điện thoại, máy nhắn tin, máy ảnh, máy đếm tiền, máy phát hiện tiền giả, ổn áp, UPS, biến thế, dụng cụ cân, đo, dụng cụ y tế, máy sấy tay, quạt thông gió, máy hút bụi, hút ẩm, máy khoan, máy cắt, máy đục, thiết bị bảo vệ (Ví dụ: súng, gậy điện tử, bình hơi cay) dụng cụ giảng bài (Ví dụ: máy chiếu), bình nóng lạnh, nhạc cụ. Một số dụng cụ nếu hạch toán riêng từng chiếc như: micro, âm ly, loa, mô đem, data switch. Các dụng cụ, thiết bị, đồ đạc khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định (có thể phân loại chi tiết theo thực tế phát sinh).
– Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hướng dẫn nói trên và tình hình thực tế tại đơn vị để phân loại công cụ lao động tại đơn vị cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Đối với các loại công cụ lao động có số lượng ít, tương đối giống nhau về chức năng, công dụng, không cần thiết phải theo dõi riêng từng loại thì có thể gộp chung vào một loại. Đối với các công cụ lao động cùng công dụng chung nhưng công dụng cụ thể hoặc chủng loại có khác nhau, nếu số lượng nhiều hoặc giá cả chênh lệch lớn thì có thể phân loại chi tiết hơn.
– Các loại tài sản sau đây có giá trị thấp, chống hỏng, lắp đặt bổ sung vào tài sản khác hoặc cấp phát cho cá nhân sử dụng thì không hạch toán vào công cụ lao động mà hạch toán vào vật liệu như các công cụ ăn uống, nhà bếp (Ví dụ: phích nước, ấm chén, bát đĩa, xô chậu, xoong nồi), dụng cụ nhà khách (Ví dụ: chăn, màn, chiếu, đệm, gối), dụng cụ trang trí (ví dụ: phông màn, rèm cửa, tranh tượng, thảm, lọ hoa, chậu cảnh, gương soi).
Các phương án kiểm kê vật liệu trong kho hiệu quả
Kiểm kê vật liệu trong kho theo ngày, tuần, tháng
Đây là phương pháp kiểm vật liệu trong kho mang lại kết quả chính xác nhất và được cập nhật liên tục nhằm đảm bảo xử lý các sai sót ngay khi được phát hiện. Phương pháp này phù hợp cho các sản phẩm có giá trị cao, máy móc, đơn vị lắp đặt… Giúp nhà quản lý dể dàng nhận biết sự thất thoát hoặc sai lệch hàng hóa và các mã sản phẩm đang có tình hình kinh doanh không hiệu quả để lên phương án xả hàng phù hợp.
Nhược điểm của kiểm kê vật liệu trong kho thường xuyên là tốn chi phí nhân sự và thời gian thực hiện, ngoài ra kế toán cũng gia tăng khối lượng xử lý công việc.
Kiểm kê vật liệu trong kho theo định kỳ
Kiểm kê vật liệu trong kho theo chu kỳ tháng, quý, năm hay tùy theo kế hoạch của kế hoạch Nhà nước. Đây là phương pháp mà Nhà nước thường sử dụng để kiểm kê số lượng hàng hóa lớn với đa dạng mã sản phẩm, giá trị sản phẩm không lớn và nhiều chủng loại sản phẩm.
Nhà quản lý sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để kiểm đếm hàng hóa hàng ngày mà chỉ tiến hành kiểm kê vào thời gian dự tính, do đó sẽ tiết kiệm được nguồn lực. Mặc dù vậy cũng sẽ nảy sinh nhiều hạn chế, khi khả năng nắm bắt chính xác lượng hàng trong kho sẽ giảm đi đáng kể, khiến việc phát hiện sai sót và thất thoát trở nên khó kiểm soát
Ngoài ra còn các hình thức kiểm kê hàng hóa khác như kiểm kê theo mã hàng, theo nhóm hàng hoặc khi phát hiện ra sai sót trong khâu quản lý, xuất nhập hàng. Tùy theo kế hoạch và quy chuẩn riêng của Nhà nước mà sẽ áp dụng phương án tối ưu nhất trong quản lý hàng trong kho một cách hiệu quả.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho Nhà nước và một số phương pháp, quy trình thực hiện việc kiểm kê gửi đến bạn đọc!