Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm. Khi thực hiện biện pháp này sẽ cần tới sự ghi nhận của biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Vậy mẫu biên bản này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của biên bản?
- 2 2. Những quy định liên quan đến khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
- 3 3. Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
1. Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản về việc khám phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính là văn bản được lập ra để ghi chép về việc khám phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính với nội dung bản nêu rõ thông tin đồ vật, phương tiện vi phạm hành chính được khám…
Mục đích của mẫu biên bản về việc khám phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính: mẫu biên bản này nhằm mục đích ghi lại quá trình thực hiện biện pháp ngăn chặn hành chính, thông tin chủ thể phương tiện bị khám, nội dung khám, kết quả khám.
2. Những quy định liên quan đến khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính:
Theo Điều 119
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
– Tạm giữ người;
– Áp giải người vi phạm;
– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
– Khám người;
– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
– Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 120 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
– Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II của Phần này.
– Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
– Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
– Trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng theo quy định của Luật này thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được huỷ bỏ.
– Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.”
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sau đây:
Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Không được can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình theo quy định của pháp luật;
Không được để xảy ra hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình quản lý, phụ trách;
Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy định của pháp luật;
Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
3. Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
…………… (1)
……………. (2)
Số: …………/BB-KPTĐV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Thi hành Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính số……. ngày………./………../………. do………….ký.
Hôm nay, hồi………..giờ………..phút, ngày………../…………/………..tại (3)…………..
Chúng tôi gồm: (họ tên, chức vụ, đơn vị)……………
Với sự chứng kiến của: (họ tên, địa chỉ, chức vụ, CMND số – nếu có) (4)…………..
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là (5): ………..
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải: ………….
Ông(Bà):…………..Sinh ngày:…………/………../…………..Quốc tịch: ………………
Nghề nghiệp: …………..
Địa chỉ: ……………
CMND/CCCD hoặc hộ chiếu:…………….Ngày cấp:………….Nơi cấp: ……………
Sau khi khám phương tiện vận tải, đồ vật, chúng tôi phát hiện, thu giữ được những tài liệu, tang vật vi phạm hành chính bao gồm (6):
STT | TÊN ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU , PHƯƠNG TIỆN | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ TÍNH | ĐẶC ĐIỂM, TÌNH TRẠNG, XUẤT XỨ (NẾU CÓ) | GHI CHÚ |
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật kết thúc vào hồi…….giờ…….phút, ngày………../………../……….
Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.
Biên bản lập xong hồi………….giờ………….phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
CHỦ HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, ĐỒ VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN(7)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI RA QUYÊT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị lập biên bản;
(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản;
(4) Nếu người làm chứng là đại diện chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên, chức vụ của họ;
(5) Tên phương tiện vận tải, đồ vật;
(6) Trường hợp thu giữ nhiều tài liệu, tang vật VPHC thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo BB này hoặc nếu không có thì phải ghi rõ là “không có”;
(7) Trường hợp không có chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điểu khiển phương tiện phải có 2 người chứng kiến ký, ghi rõ họ tên