Công chức là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, có vai trò quan trọng, góp phần quyết định đến sự phát triển chung của kinh tế xã hội quốc gia. Dưới đây là mẫu biên bản xét hoặc hết thời gian tập sự đối với công chức có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp xét hết thời gian tập sự công chức:
Đơn vị: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- …, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN HỌP XÉT CÔNG NHẬN HẾT THỜI GIAN TẬP SỰ
Đơn vị … đã tiến hành họp đánh giá kết quả tập sự đối với ông (bà) …
– Thời gian: …
– Địa điểm: …
– Thành phần tham dự:
+ Tổng số công chức: … Có mặt … Vắng mặt …
+ Những người vắng mặt: … Lý do vắng mặt …
– Chủ trì: …
– Thư ký: …
I. Nội dung:
1. Công chức tập sự đọc bản báo cáo kết quả tập sự.
2. Cán bộ hướng dẫn đọc bản nhận xét kết quả tập sự.
3. Thư ký đọc biên bản đánh giá kết quả giảng thử.
4. Các ý kiến nhận xét …
II. Kết luận: (Cần phải ghi chi tiết nhận xét và ý kiến phát biểu của những người dự họp).
– Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của người tập sự công chức … (Cần phải ghi đầy đủ về chấp hành chủ trương, chính sách đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước, phẩm chất và đạo đức lối sống của người tập sự công chức);
– Về năng lực chuyên môn công tác … (Cần phải ghi đầy đủ về khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc, ý thức học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học của người tập sự);
– Về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật, quan hệ với đồng nghiệp trong quá trình tập sự công chức …;
– Về hoạt động chính trị xã hội và đoàn thể … (Cần phải báo cáo đầy đủ về quá trình tham gia các hoạt động của đảng, công đoàn và đoàn thanh niên);
– Những hạn chế còn tồn tại …
Biểu quyết đề nghị cho ông/bà: …
– Đồng ý công nhận hết thời gian tập sự: … Tỷ lệ … %
– Không đồng ý công nhận hết thời gian tập sự: … Tỷ lệ … %
Cuộc họp kết thúc vào … giờ, ngày … tháng … năm …
THƯ KÝ (Ký và ghi rõ họ tên) | CHỦ TRÌ (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Chế độ tập sự công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định cụ thể về chế độ tập sự của công chức nói riêng. Cụ thể như sau:
– Người được tuyển dụng vào công chức sẽ cần phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường làm việc mới, làm quen với các công việc của các vị trí mới được tuyển dụng. Quá trình tập sự, công chức sẽ cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tập sự;
– Thời gian tập sự sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
+ Được xác định là 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
+ Được xác định là 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
+ Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau trong khoảng thời gian từ đủ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ việc không lương, thời gian bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định hoặc theo bản án của cơ quan có thẩm quyền, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật sẽ không được tính vào thời gian tập sự. Trong trường hợp người tập sự công chức xin nghỉ ốm có lý do chính đáng dưới 14 ngày và được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người đó tập sự đồng ý thì thời gian này sẽ được tính vào thời gian tập sự.
– Nội dung tập sự sẽ bao gồm đầy đủ các vấn đề cơ bản như sau:
+ Cần phải nắm vững đầy đủ quy định của pháp luật về công chức, nắm vững đầy đủ cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan nơi công chức tập sự đang công tác, nắm vững đầy đủ nội quy và quy chế làm việc của các cơ quan, chức năng và trách nhiệm của vị trí việc làm đang tập sự;
+ Tích cực trao dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
+ Tập giải quyết và thực hiện các công việc liên quan đến vị trí việc làm đang tập sự.
– Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan quản lý và sử dụng công sức ra cần phải đảm bảo quyền lợi cho công chức đó, cần phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia vào khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, tạo điều kiện để người tập sự đáp ứng đầy đủ điều kiện của ngạch công chức trước khi tiến hành hoạt động bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo quản lý nhà nước trong trường hợp này sẽ được tính vào thời gian tập sự của người đang tập sự;
– Không được phép thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được quyền bố trí việc làm theo đúng ngành nghề đào tạo và theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây mà họ đã đảm nhiệm, đồng thời thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngày được tuyển căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý và sử dụng công chức sẽ cần phải cử các đối tượng đó tham gia vào khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để có thể tạo điều kiện hoàn chỉnh tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ điều kiện của ngạch công chức trước khi thực hiện hoạt động bổ nhiệm;
– Không điều động, bố trí hoặc phân công công tác đối với những người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí công việc, việc làm khác với vị trí được tuyển dụng trong cùng một cơ quan, tổ chức, hoặc sang cơ quan và các tổ chức khác.
Theo đó thì có thể nói, chế độ tập sự công chức cần phải được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nêu trên.
3. Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định cụ thể về hoạt động bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với những người đã hoàn thành chế độ tập sự. Cụ thể như sau:
– Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định của pháp luật, người tập sự cần phải thực hiện hoạt động báo cáo đầy đủ kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 20 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, người hướng dẫn tập sự sẽ cần phải tiến hành hoạt động nhận xét và đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự, quá trình đánh giá cần phải được lập thành văn bản. Các văn bản này sau đó sẽ cần phải được gửi tới người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức;
– Chậm nhất trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được báo cáo và nhận được nhận xét, đánh giá của người tập sự phải người hướng dẫn tập sự, thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức cần phải đánh giá phẩm chất chính trị và đạo đức, đánh giá kết quả công việc của người tập sự trong suốt quá trình tập sự đó. Trong trường hợp tập sự đã đạt đầy đủ yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức cần phải có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức đưa ra
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
– Quyết định 1065/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ.