Mọi cuộc họp của thôn xóm đều phải được lập thành biên bản. Biên bản họp liên tịch thôn xóm là gì? Cách thức lập một biên bản liên tịch thôn xóm được tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản họp liên tịch thôn xóm là gì?
Nói đến cuộc họp liên tịch là việc họp giữa nhiều đoàn thể với nhau. Cuộc họp liên tịch thôn xóm là buổi thảo luận giữa các thông xóm với nhau nhằm cũng đưa ra phương án giải quyết cho một sự việc chung.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Biên bản họp liên tịch thôn xóm là văn bản ghi lại nội dung cuộc họp liên tịch thôn xóm nhằm giải quyết những công việc chung.
Những cuộc họp liên tịch thông xóm thường được tổ chức nhằm mục đích đưa ra những vấn đề quan trọng liên quan đến cư dân của thôn xóm để thảo luận, lấy ý kiến nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân. Những công việc quan trọng đó có thể là việc bầu chọn ra những cán bộ, người có uy tín trong thôn xóm giữ những chức vụ quan trọng để cống hiến cho sự phát triển của thôn xóm
Biên bản liên tịch thông xóm được lập ra nhằm mục đích ghi chép lại thơi gian, địa điểm diễn ra cuộc họp liên tịch cũng như nội dung những vấn đề được biểu quyết trong cuộc họp.
2. Mẫu biên bản họp liên tịch thôn xóm mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN HỌP LIÊN TỊCH THÔN
Bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Hôm nay, ngày…. tháng… năm…, tại thôn (ghi rõ địa điểm tổ chức) ….
Chúng tôi gồm:
– Đại diện Chi ủy thôn (ghi rõ họ, tên, chức danh): …..
– Đại diện chính quyền (ghi rõ họ, tên Trưởng thôn hoặc Phó trưởng thôn):…..
– Đại diện Mặt trận (ghi rõ họ, tên, chức danh): …
– Đại diện các tổ chức đoàn thể (Mỗi đoàn thể cử 01 người đại diện tham dự, ghi rõ họ, tên, chức danh):
– Đại diện hộ gia đình DTTS trong thôn (ghi rõ họ, tên): (tối thiểu 03 hộ gia đình)
– Chủ trì: Ông (bà): …Chức danh: Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn.
– Thư ký (ghi rõ họ, tên, chức danh): ……..
Sau khi xem xét danh sách đề cử của thôn; căn cứ tiêu chí, Điều kiện bình chọn người có uy tín quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến tham gia của đại diện các ban, ngành, đoàn thể dự họp, cuộc họp thống nhất đề nghị công nhận người có uy tín của thôn năm …như sau:
Số TT | Họ và tên | Giới tính/ Năm sinh | Dân tộc | Nơi cư trú | Trình độ văn hóa/ chuyên môn | Kết quả * | ||||||
Đồng ý | Không đồng ý | Lý do | ||||||||||
Nam | Nữ | Số người (số phiếu) | Tỷ lệ % | Số người (số phiếu) | Tỷ lệ % | |||||||
Tổng số |
Biên bản lập thành 02 bản, các đại diện có mặt nhất trí ký tên./.
Thư ký Chủ trì
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện chính quyền Đại diện Mặt trận Đại diện Chi ủy
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện các Đoàn thể Đại diện hộ dân
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
– Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay do Hội nghị quyết định. Người được bình chọn, đề nghị là người có uy tín phải đạt trên 50% tổng số đại biểu dự hợp đồng ý và có tỷ lệ bình chọn cao nhất.
– Đại biểu đại diện hộ gia đình trong thôn tham dự với vai trò giám sát, không tham gia bỏ phiếu hoặc biểu quyết bình chọn người có uy tín; trường hợp bình chọn bằng bỏ phiếu kín, tổ kiểm phiếu phải có sự tham gia của đại biểu đại diện hộ gia đình trong thôn.
– Trường hợp có nhiều hơn số lượng người được bình chọn/thôn mà có kết quả bình chọn bằng nhau thì đưa cả vào danh sách bình chọn gửi UBND xã/phường/thị trấn xem xét, quyết định.
3. Hướng dẫn lập biên bản họp liên tịch thôn xóm chi tiết nhất:
Phần mở đầu của biên bản phải ghi đầy đủ Quốc hiệu và tiêu ngữ – đây là yêu cầu bắt buôc đối với tất cả những văn bản hành chính
Tiếp đến là nội dung biên bản. Tên biên bản chung sẽ là : “BIÊN BẢN HỌP LIÊN TỊCH THÔN”
Tùy vào từng trường hợp mà tiêu đề cụ thể của cuộc họp sẽ khác nhau. Ví dụ: “Bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”
Ghi rõ thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp liên tịch thôn, xóm
Phần thông tin của người tham gia:
Chúng tôi gồm:
– Đại diện Chi ủy thôn (ghi rõ họ, tên, chức danh)
– Đại diện chính quyền (ghi rõ họ, tên Trưởng thôn hoặc Phó trưởng thôn)
– Đại diện Mặt trận (ghi rõ họ, tên, chức danh)
– Đại diện các tổ chức đoàn thể (Mỗi đoàn thể cử 01 người đại diện tham dự, ghi rõ họ, tên, chức danh)
– Đại diện hộ gia đình DTTS trong thôn (ghi rõ họ, tên): (tối thiểu 03 hộ gia đình)
– Chủ trì: Ông (bà): …Chức danh: Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn.
– Thư ký (ghi rõ họ, tên, chức danh):
Phần thông tin và kết quả kiểm phiếu: Người lập biên bản dựa trên kết quả kiểm phiếu ghi nhận tại cuộc họp điền chính xác theo các nội dung trong bảng.
Biên bản lập thành 02 bản, các đại diện có mặt nhất trí ký tên
4. Một số quy định của pháp luật về hoạt động của thôn, tổ dân phố:
Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố. Hiện nay, việc hướng dẫn, tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố được quy định tại
4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố:
Điều 3 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố gồm các nội dung chính như sau:
” Điều 3: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; Thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.”
Theo như quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức hành chính ở địa phương gồm ba cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Trong đó, thôn xóm là cấp quản lý của xã. Mọi hoạt động của thôn xóm phải chịu sự quản lý của xã cũng như phải chấp hành nghiêm túc sự quản lý của nhà nước. Việc đề ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn xóm nhằm đảm bảo hoạt động quản lý của Nhà nước được thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
4.2. Hội nghị của thôn, tổ dân phố:
Điều 6 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV quy định về hội nghị của thôn, tổ dân phố với nội dung cụ thể như sau:
” 1. Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
2. Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Trưởng thôn có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp lên tịch thôn, xóm và tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định. Những cuộc họp và những hội nghị của thôn xóm là vô cùng quan trọng trong việc thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân đối với công việc chung của nơi mình sinh sống.