Khi xác định mức độ khuyết tật và dạng khuyết tật thì không thể thiếu Mẫu Biên bản họp Kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật. Vậy Biên bản và cách làm biên bản họp Kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu Biên bản họp Kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật là gì?
Mẫu biên bản họp kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật là mẫu đơn để ghi lại các thông tin của Biên bản họp Kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật
Mẫu biên bản họp kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật
2. Mẫu Biên bản họp Kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
HỌP KẾT LUẬN DẠNG KHUYẾT TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
I. Thời gian, địa điểm
Hôm nay, vào hồi ….giờ….ngày ….tháng……năm…………. tại ………
II. Thành phần Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
1. Ông (bà)……Chủ tịch Hội đồng, chủ trì;
2. Ông (bà)…… Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội, thư ký;
3. Ông (bà)……Trạm trưởng trạm y tế cấp xã, thành viên;
4. Ông (bà)…….Chủ tịch (hoặc phó) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam, thành viên;
5. Ông (bà)……Chủ tịch (hoặc phó) Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thành viên;
6. Ông (bà)…….Bí thư (hoặc phó) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thành viên;
7. Ông (bà)………Chủ tịch (hoặc phó) Hội Cựu chiến binh, thành viên;
8. Ông (bà)………Đại diện tổ chức của người khuyết tật, thành viên.
III. Nội dung.
1. Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật cho Ông (bà)……
Giới tính:………………….Ngày, tháng, năm sinh:…………
Hiện có hộ khẩu thường trú tại ………
Nơi ở hiện nay ………
2. Hội đồng quan sát, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
3. Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội báo cáo kết quả thu thập thông tin Phiếu xác định mức độ khuyết tật.
4. Ý kiến của các thành viên dự họp (Ghi chi tiết): …
5. Kết quả biểu quyết
Nội dung biểu quyết | Số ý kiến đồng ý |
1. Dạng khuyết tật | |
Vận động | |
Nghe, nói | |
Nhìn | |
Thần kinh, tâm thần | |
Trí tuệ | |
Khác | |
2. Mức độ khuyết tật | |
Đặc biệt nặng | |
Nặng | |
Nhẹ | |
3. Không khuyết tật | |
4. Không đưa ra được kết luận về dạng tật, mức độ khuyết tật |
6. Kết luận
Hội đồng thống nhất kết luận như sau:
□ Dạng khuyết tật (ghi rõ): ………
□ Mức độ khuyết tật (ghi rõ):…
□ Không khuyết tật: ………
□ Không đưa ra được kết luận về dạng tật, mức độ khuyết tật: ………
Cuộc họp kết thúc hồi ………giờ……..ngày …tháng……..năm………
Biên bản này được lập thành 03 bản, 01 bản bổ sung hồ sơ xác định khuyết tật, 01 bản gửi Chủ tịch UBND xã, 01 bản lưu.
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
CÁC THÀNH VIÊN THAM DỰ
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– Ghi chép trung thực các thông tin, yêu cầu sự chính xác
– Mục thảnh phần xác định mức độ khuyết tật ghi đầy đủ các thành phần
– Mục thông tin: ghi các thông tin của người khuyết tật
– Mục ý kiến thì xin ý kiến của những người dự họp
– Kết quả biểu quyết: Ghi kết quả sau khi đã có kết quả biểu quyết
– Kết luận
4. Thủ tục Kết luân dạng khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật:
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
+ Giấy khai sinh đối với trẻ em.
+ Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.
+ Triệu tập các thành viên, gửi
+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.
Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
Bước 3: Lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 05 quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.
+ Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4
+ Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật (gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác), thì Hội đồng cấp
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết,
Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật
Ngoài ra căn cứ dựa trên thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện quy định về: Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật như sau:
– Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Người khuyết tật. Hội đồng quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư này và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
– Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi
– Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này; phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
– Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Theo đó thì có thể thấy những quy định của pháp luật đã quy định chi tiết về vấn đề Kết luân dạng khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật, trên đây là bài viết của chúng tôi cung cấp cho ban đọc các thông tin chi tiết nhát về Mẫu biên bản Kết luân dạng khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật cùng hướng dẫn và thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.