Nhận thấy tầm quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc tế, hằng năm chúng ta tổ chức những cuộc hợp hội đồng tư vấn nhằm xác định các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trong tương lai. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là gì? Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế song phương:
1. Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương là gì?
Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương là sự ghi chép về toàn bộ quá trình diễn ra cuộc họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương.
Nội dung biên bản nêu rõ thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp,…
Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương là biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
2. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…….., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG
VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề xuất nhiệm vụ:
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
3. Cơ quan chủ trì:
4. Quyết định thành lập hội đồng (số, ngày, tháng, năm):
5. Ngày họp:
6. Địa điểm họp:
7. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên:…
8. Số người vắng mặt:……., gồm các thành viên:
9. Khách mời dự:
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1. Hội đồng nghe các ủy viên phản biện đọc bản nhận xét/đánh giá và các ủy viên nhận xét về đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
2. Hội đồng nêu câu hỏi đối với các chuyên gia phản biện về từng nội dung đánh giá theo các tiêu chí.
3. Hội đồng trao đổi, thảo luận theo từng nội dung đánh giá. Ý kiến cụ thể tại phụ lục 1 đính kèm.
4. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, kết quả bỏ phiếu đánh giá như sau:
– Số phiếu đánh giá ở mức “Đạt”:
– Số phiếu đánh giá ở mức “Không đạt”:
5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:
a. Đánh giá chung: Đạt Không đạt
(Đánh giá chung được xếp loại “Đạt” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng xếp loại “Đạt”)
b. Kiến nghị (đồng ý/ không đồng ý đưa vào danh mục xét chọn; kiến nghị về tên nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, sản phẩm, kinh phí…):
Thư ký Hội đồng Chủ tịch Hội đồng
(Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng tư vấn xác định NV hợp tác quốc tế song phương chi tiết nhất:
Phần I. THÔNG TIN CHUNG
Tên nhiệm vụ: Ghi tên nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Cơ quan chủ trì: Thông tin cơ quan chủ trì hoạt động tư vấn xét chọn NV
Quyết định thành lập Hội đồng (số, ngày, tháng, năm):
Ngày họp: Ghi rõ ngày, tháng, năm diễn ra cuộc họp hội đồng tư vấn
Địa điểm họp: Ghi tên cơ sơ sở diễn ra (tên đường, xã/phường/ thị trấn, Tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương)
Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên:
Vắng mặt: …….người, gồm các thành viên:
Khách mời dự: Ghi rõ họ tên, chức vụ khách mời tham dự(nếu có)
Phần II. NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, kết quả bỏ phiếu đánh giá như sau:
Ghi rõ số phiếu đánh giá ở mức “Đạt” và số phiếu đánh giá ở mức “Không đạt”:
Đánh dấu x vào ô thích hợp (Đánh giá chung được xếp loại “Đạt” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng xếp loại “Đạt”)
Đưa ra kiến nghị (đồng ý/ không đồng ý đưa vào danh mục xét chọn; kiến nghị về tên nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, sản phẩm, kinh phí…)
Thư ký Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế song phương:
4.1. Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
– Tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh.
– Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc.
– Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.
4.2. Yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
– Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
– Có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
– Có một chủ nhiệm, một thư ký khoa học và có không quá 10 thành viên tham gia nghiên cứu.
– Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm.
4.3. Căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
Hàng năm, theo tiến độ xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ, dựa vào các căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, các đơn vị chủ động đề xuất các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét duyệt.
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng bên tham gia nhiệm vụ, các nội dung hợp tác nghiên cứu, đặc biệt là cam kết hỗ trợ tài chính của phía đối tác nước ngoài để triển khai các nội dung nghiên cứu thuộc trách nhiệm của phía đối tác, lập kế hoạch triển khai chi tiết và đảm bảo các điều kiện để triển khai nhiệm vụ
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được hình thành dựa trên các cơ sở về:
– Chiến lược phát triển ngành giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
– Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.
– Yêu cầu thực tiễn phát triển ngành giáo dục và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Các cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài về việc thực hiện hợp tác nghiên cứu chung.
4.4. Xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
– Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trên cơ sở xem xét đề xuất hằng năm của các đơn vị. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được ưu tiên đưa vào danh mục xét chọn:
– Nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thỏa thuận với đối tác nước ngoài cam kết tổ chức thực hiện.
– Nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ cấp thiết đang được quan tâm trong nước nhưng chưa được triển khai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa có kết quả.
– Nhiệm vụ có sự hỗ trợ của nước ngoài để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ cho các đơn vị, các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam về tri thức khoa học, bí quyết công nghệ, trang thiết bị khoa học tiên tiến, đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Hội đồng họp và đánh giá đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo phiếu đánh giá, biên bản họp Hội đồng xây dựng . Căn cứ kiến nghị của hội đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Danh mục nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương để đưa ra xét chọn.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng tư vấn xét chọn các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trong Danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt. Hội đồng họp và đánh giá nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo phiếu đánh giá, biên bản họp Hội đồng xây dựng theo quy định.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT