Khi thanh lý đề tài cấp Bộ thì sẽ tiến hành nở cuộc họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ và được lập thành biên bản ghi nhận toàn bộ nội dung của cuộc họp. Vậy biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài KH và CN cấp bộ là gì?
Biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là biên bản được dùng trong cuộc họp hội đồng về việc thay lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. Mẫu biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài KH và CN cấp bộ phải đảm bảo cung cấp những nội dung như toàn bộ diễn biến, nội dung của cuộc họp, thông tin về đề tài khoa học và công nghệ và kết luận và kiến nghị của Hội đồng (nội dung nghiên cứu, sử dụng sản phẩm đã có, kinh phí đã chi, kinh phí thu hồi,…).
Biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là văn bản ghi chép lại toàn bộ diễn biến, nội dung của cuộc họp, thông tin về đề tài khoa học và công nghệ và kết luận và kiến nghị của Hội đồng (nội dung nghiên cứu, sử dụng sản phẩm đã có, kinh phí đã chi, kinh phí thu hồi,…). Biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ phải được công khai và được thông qua bằng sự xác nhận của chủ tịch Hội đồng, thư ký, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài KH và CN cấp bộ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THANH LÝ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài, mã số:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Thời gian thực hiện:
4. Tổng kinh phí thực hiện đề tài:
5. Tổ chức chủ trì:.
6. Quyết định thành lập Hội đồng:
7. Ngày họp:
8. Địa điểm:
9. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: có mặt: vắng mặt:
10. Khách mời dự:
11. Lý do thanh lý đề tài:
12. Các nội dung nghiên cứu đã thực hiện:
13. Các sản phẩm đã có:
14. Kinh phí được cấp
15. Kinh phí đã chi:
16. Kinh phí đã quyết toán:
17. Các nội dung nghiên cứu chưa thực hiện:
18. Kinh phí chưa sử dụng:
19. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng (nội dung nghiên cứu, sử dụng sản phẩm đã có, kinh phí đã chi, kinh phí thu hồi,…)
Chủ tịch Hội đồng
(ký, họ tên)
Thư ký
(ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
3. Hướng dẫn viết biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài KH và CN cấp bộ:
Nội dung của biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ phải có những nội dung sau đây:
+ Tên đề tài, mã số, Chủ nhiệm đề tài, Thời gian thực hiện, Tổng kinh phí thực hiện đề tài, Tổ chức chủ trì,
+ Quyết định thành lập Hội đồng:
+ Ngày họp, Địa điểm:
+ Thành viên của Hội đồng: Tổng số: có mặt: vắng mặt:
+ Khách mời dự,
+ Lý do thanh lý đề tài,
+ Các nội dung nghiên cứu đã thực hiện,
+ Các sản phẩm đã có,
+ Kinh phí được cấp,
+ Kinh phí đã chi,
+ Kinh phí đã quyết toán,
+ Các nội dung nghiên cứu chưa thực hiện,
+ Kinh phí chưa sử dụng,
+ Kết luận và kiến nghị của Hội đồng (nội dung nghiên cứu, sử dụng sản phẩm đã có, kinh phí đã chi, kinh phí thu hồi,…)
Cuối biên bản họp hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là sự xác nhận của chủ tịch Hội đồng, thư ký, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường.
4. Thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:
4.1. Thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:
Việc thanh lý đề tài cấp bộ được tiến hành nếu có một trong các trường hợp sau:
+ Có văn bản đề nghị thanh lý của tổ chức chủ trì đề tài.
+ Có kết luận kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thanh lý.
+ Có kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở mức “Không đạt”.
+ Thời gian thực hiện đã quá 6 tháng mà không có lý do.
Hội đồng tư vấn thanh lý đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng thanh lý) có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, kế hoạch- tài chính, đại diện tổ chức chủ trì đề tài, đại diện tổ chức cấp kinh phí thực hiện đề tài, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với chủ nhiệm đề tài. Tổ chức chủ trì gửi 01 bản
4.2. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:
Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ được quy định tại Điều 2, Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là đề tài cấp bộ) đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội.
c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.
d) Kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
2. Đề tài cấp bộ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn ngoài ngân sách và được giao thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.
3. Mỗi đề tài cấp bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên là thư ký khoa học, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.
4. Thời gian thực hiện đề tài cấp bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Trường hợp đặc biệt có thời gian thực hiện đề tài trên 24 tháng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.”
Qua điều luật bên trên ta có thể thấy được:
Đề tại khoa học và công nghệ sẽ phải đạt những yêu cầu mà điều luật quy định, đồng thời, mỗi đề tài cấp bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên là thư ký khoa học, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.
Tổ chức chủ trì sẽ có nhiệm vụ tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng cho chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu của đề tài thực hiện nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong thuyết minh đề tài và hợp đồng thực hiện đề tài. Ngoài ra sẽ phải công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành. Thời gian thực hiện đề tài cấp bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
Theo như quy định của pháp luật thì chủ nhiệm khoa học và công nghệ sẽ phải tổ chức thực hiện nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong thuyết minh đề tài và hợp đồng thực hiện đề tài; chấp hành các yêu cầu kiểm tra việc thực hiện đề tài của tổ chức chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo; công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành; thanh, quyết toán kinh phí của đề tài theo đúng quy định tài chính hiện hành, chuyển giao tài sản cố định, trang thiết bị, phần mềm máy tính, tài liệu nghiên cứu được mua sắm từ kinh phí của đề tài (nếu có) cho tổ chức chủ trì quản lý sau khi đề tài kết thúc;…Một điều quan trọng đó là nếu chủ nhiệm đề tài không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Thuyết minh đề tài sẽ bị xử lý theo hình thức thanh lý và phải bồi hoàn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước, đồng thời sẽ không được đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ ít nhất trong thời gian 3 năm kể từ ngày thanh lý.
Căn cứ pháp lý: –Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.