Đối với các đề án trước khi được duyệt sẽ phải được hội đồng chuyên môn thẩm định. Hội đồng thẩm định sẽ tổ chức họp và tiến hành thẩm định, đánh giá đề án. Quá trình này được ghi lại bằng biên bản họp hội đồng thẩm định đề án. Vậy mẫu biên bản này có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định đề án là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định đề án là văn bản được lập ra để ghi chép về cuộc họp hội đồng thẩm định đề án. Mẫu nêu rõ nội dung của biên bản như tên đề án, thành phần biên bản thẩm định đề án…
Mục đích của mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định đề án: biên bản này nhằm ghi lại quá trình làm việc của các bên biên bản, thành phần tham dự, nội dung hội nghị, đánh giá chung…
2. Những quy định liên quan đến thẩm định đề án:
* Hồ sơ trình thẩm định báo cáo: được quy định tại Điều 24 Thông tư 26/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì;
Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh đề án của cấp có thẩm quyền và các văn bản khác có liên quan;
Hồ sơ thẩm định cấp cơ sở: biên bản hội nghị, hội thảo; văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân liên quan; giải trình và tiếp thu góp ý của đơn vị lập báo cáo;
Báo cáo kết quả; phụ lục, bản vẽ và các tài liệu khác kèm theo.
– Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 03 bộ và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo.
* Nội dung báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản: được quy định tại Điều 25 Thông tư 26/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
“1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (sau đây gọi tắt là báo cáo) bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Cơ sở pháp lý lập báo cáo;
b) Mức độ thực hiện các nhiệm vụ theo đề án được phê duyệt;
c) Phương pháp kỹ thuật chủ yếu đã tiến hành và tính hiệu quả; khối lượng công việc đã thực hiện, những thay đổi so với thiết kế ban đầu; nguyên nhân và cơ sở pháp lý;
d) Kết quả về địa chất, khoáng sản, mức độ hoàn thành so với mục tiêu đề án đã được phê duyệt;
đ) Tồn tại, nguyên nhân và đề xuất;
e) Tổng hợp chi phí đã thực hiện.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, báo cáo có thể có các nội dung khác nhưng phải bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
* Nội dung thẩm định báo cáo
– Nội dung thẩm định báo cáo bao gồm:
Cơ sở, độ tin cậy của tài liệu thu thập, xử lý, tổng hợp để lập báo cáo;
Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của các phương pháp kỹ thuật – công nghệ đã áp dụng;
Độ tin cậy, tính chính xác của các kết quả điều tra; các kết luận được nêu trong báo cáo;
Mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các kết quả đạt được;
Cấu trúc, hình thức báo cáo, số lượng, chất lượng các sản phẩm giao nộp theo các quy định hiện hành liên quan.
– Nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 20 và Mẫu số 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
* Trình tự, thời gian thẩm định báo cáo
– Trình tự thẩm định, Hội đồng thẩm định báo cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Phiếu đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng được lập theo quy định tại Mẫu số 22 và Mẫu số 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thời gian thẩm định không quá 35 ngày làm việc đối với báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản họp Hội đồng, đơn vị chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo.
– Trường hợp báo cáo được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân cấp, ủy quyền phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị quy định trình tự, thời gian thẩm định nhưng không được vượt quá thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
* Phê duyệt báo cáo: được quy định tại Điều 28 Thông tư 26/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
“1. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo đối với đề án Chính phủ;
b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với đề án cấp Bộ;
c) Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ phê duyệt báo cáo đối với đề án theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo
a) Văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo của đơn vị chủ trì;
b) Văn bản thẩm định báo cáo kết quả về chuyên môn kỹ thuật, kinh tế;
c) Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
d) Văn bản giải trình của đơn vị chủ trì về các nội dung đã bổ sung, sửa chữa hoàn thiện báo cáo;
đ) Báo cáo hoàn thiện.
3. Phê duyệt báo cáo:
a) Đề án Chính phủ: Vụ Kế hoạch – Tài chính tiếp nhận, kiểm tra báo cáo hoàn thiện, trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian kiểm tra, trình phê duyệt không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo hoàn thiện;
b) Đề án cấp Bộ: Vụ Kế hoạch – Tài chính tiếp nhận, kiểm tra báo cáo hoàn thiện, trình Bộ trưởng phê duyệt. Thời gian kiểm tra, trình phê duyệt không quá 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo hoàn thiện. Quyết định phê duyệt báo cáo được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đề án theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thủ trưởng đơn vị phê duyệt báo cáo theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời gian kiểm tra, trình phê duyệt không quá 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo hoàn thiện. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định phê duyệt, đơn vị có trách nhiệm gửi 02 bản Quyết định phê duyệt kèm theo các hồ sơ liên quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý.”
3. Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định đề án:
CƠ QUAN QUẢN LÝ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
——-
Số: …../BBTĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN
Tên đề án:
Chủ nhiệm:
Đơn vị chủ trì:
Thành phần tham dự:
– Số ủy viên Hội đồng tham dự: / tổng số ủy viên Hội đồng (kèm theo quyết định số …. ngày …./…./….. của Thủ trưởng cơ quan chủ quản đầu tư, có danh sách kèm theo), khách mời tham gia Hội đồng.
– Các ủy viên Hội đồng vắng mặt:
– Về phía đơn vị chủ trì, có ………………..
I. Nội dung hội nghị:
1. Chủ nhiệm đề án trình bày những nội dung cơ bản của đề án
2. Cơ quan thẩm định trình bày các văn bản thẩm định đề án (có các văn bản thẩm định kèm theo)
3. Hội nghị trao đổi, thảo luận những vấn đề sau:
4. Hội nghị thống nhất kết luận như sau:
4.1. Về sự cần thiết và tính cấp bách của đề án:
4.2. Về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn, mức độ tin cậy của các thông tin dữ liệu để lập đề án:
– Cơ sở pháp lý
– Cơ sở khoa học và thực tiễn, mức độ tin cậy của các tài liệu
4.3. Nội dung công việc, giải pháp kỹ thuật công nghệ, khối lượng
– Nội dung công việc và các giải pháp kỹ thuật công nghệ
– Hệ phương pháp, khối lượng công việc (phương tiện, thiết bị, điều kiện thi công)
a4.4. Sản phẩm dự kiến giao nộp
4.5. Tổ chức thực hiện và tiến độ thi công
4.6. Tính khả thi và tính hiệu quả của đề án
4.7. Dự toán kinh phí
II. Đánh giá chung:
– Hội đồng thông qua đề án: số phiếu thông qua /tổng số phiếu đánh giá.
– Hội đồng thông không qua: số phiếu không thông qua /tổng số phiếu đánh giá.
III. Kiến nghị của Hội đồng
THƯ KÝ
(ký tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện đề án (gọi tắt là đơn vị chủ trì) là cơ quan, đơn vị được cơ quan cấp trên giao thực hiện đề án tại Quyết định phê duyệt đề án hoặc Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện đề án (gọi tắt là đơn vị phối hợp) là cơ quan, đơn vị được giao thực hiện một phần của đề án tại Quyết định phê duyệt đề án hoặc Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền.
Người viết biên bản cần ghi rõ tên đề án, chủ nhiệm đơn vị chủ trì, thành phần tham dự.
Về nội dung hội nghị cần ghi đầy đủ: nội dung cơ bản của đề án do chủ nhiệm đề án trình bày, cơ quan thẩm định trình bày các văn bản thẩm định đề án, những điều mà hội nghị trao đổi, thảo luận, kết luận của hội nghị, cơ sở pháp lý, nội dung công việc…
Phần đánh giá chung: Hội đồng thông qua đề án: số phiếu thông qua /tổng số phiếu đánh giá; Hội đồng thông không qua: số phiếu không thông qua /tổng số phiếu đánh giá.
Cuối cùng là phần xác nhận ký tên của thư ký và chủ tịch hội đồng, các bên xác nhận lại tính chính xác của biên bản và ký tên.