Nghiệm thu giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, dự án và dịch vụ trước khi áp dụng cho khách hàng. Quy trình kiểm định này được thực hiện thành biên bản, giúp các bên liên quan có cơ sở làm việc sau này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm mới nhất:
- 4 4. Thủ tục đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm:
- 5 5. Một sô quy đinh pháp luật liên quan:
1. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm là gì?
Mẫu biên bản ghi chép họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả dự án sản xuất. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung cuộc họp… Mẫu được ban hành theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT.
Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả dự án sản xuất thử nghiệm.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm mới nhất:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(TÊN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
, ngày…tháng…năm..
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ
KẾT QUẢ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ
I. Thông tin chung
1. Tên dự án, mã số: …
2. Quyết định thành lập Hội đồng số:
3. Địa điểm họp:
4. Thời gian họp: … ngày … tháng … năm …
5. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: … /…
Vắng mặt: … người (ghi rõ họ tên thành viên vắng mặt)
6. Khách mời tham dự họp Hội đồng:
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo: | |
Đại diện cơ quan liên quan: |
II. Nội dung làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng nghe các nhận xét đánh giá kết quả dự án của 02 uỷ viên phản biện và các thành viên Hội đồng (ghi chi tiết ý kiến).
Thư ký Hội đồng đọc phiếu nhận xét đánh giá của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.
2. Hội đồng thảo luận, nhận xét, đánh giá:
Căn cứ hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở và các kết quả đã đạt được của dự án, đối chiếu với Hợp đồng thực hiện dự án, Hội đồng thảo luận, trao đổi, nhận xét đánh giá theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 28 của Quy định này.
3. Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc cơ bản với mức chất lượng và yêu cầu khoa học cần đạt nêu trong Hợp đồng:
a) Tổ chức triển khai dự án (cách thức thực hiện, sử dụng nhân lực, tài chính, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu …): …
b) Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học và công nghệ chính của dự án so với số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm đăng ký tại Thuyết minh dự án và Hợp đồng: …
c) Mức độ hoàn thiện công nghệ, chất lượng và yêu cầu khoa học đạt được của các sản phẩm chính của dự án so với Hợp đồng (thông qua các tài liệu công nghệ, chất lượng của sản phẩm tạo ra, quy mô sản xuất…): …
4. Chất lượng của Báo cáo tổng hợp kết quả dự án và tài liệu liên quan kèm theo: các bản vẽ thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu trích dẫn… (yêu cầu đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô gíc): …
5. Kết quả bỏ phiếu đánh giá:
– Số phiếu phát ra: …
– Số
– Số phiếu hợp lệ: …
– Số phiếu đánh giá ở mức đạt, không đạt/tổng số phiếu hợp lệ:
Đạt: …/…
Không đạt: …/…
Kết luận (dự án được đánh giá ở mức “Đạt” khi có ít nhất 2/3 số phiếu đánh giá “Đạt” trên tổng số thành viên Hội đồng có mặt)
Đạt •
Không đạt •
6. Trường hợp được đánh giá ở mức “Không đạt”, dự án có những nội dung dưới đây đã thực hiện không phù hợp so với Hợp đồng: …
7. Ý kiến của Hội đồng về những tồn tại và đề xuất hướng hoặc biện pháp giải quyết: (bắt buộc) …
8. Hội đồng kiến nghị tổ chức chủ trì dự án: (đánh dấu Ö vào ô tương ứng)
a) Trường hợp dự án được xếp loại “Đạt”: …
Đủ điều kiện đánh giá kết quả dự án ở cấp Bộ
Xem xét, ghi nhận, hoàn thiện hồ sơ
Kiến nghị khác (nếu có): …
b) Trường hợp dự án xếp loại “Không đạt”: …
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(chữ ký, họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(chữ ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN
(đóng dấu, chữ ký, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm mới nhất:
– Tên tổ chức chủ chì dự án;
– Quốc hiệu tiêu ngữ;
– Tên biên bản;
– Phần thông tin chung:
+ Tên dự án, mã số: …
+ Quyết định thành lập Hội đồng số:
+ Địa điểm họp:
+ Thời gian họp: … ngày … tháng … năm …
5. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: … /…
Vắng mặt: … người (ghi rõ họ tên thành viên vắng mặt)
+ Khách mời tham dự họp Hội đồng:
– Nội dung làm việc của Hội đồng
– Kết quả đánh giá./.
4. Thủ tục đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án SX thử nghiệm:
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 37/2010/TT-BYT quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành thì:
Tổ chức nghiệm thu đề tài, dự án SXTN cấp Bộ:
a) Trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu và Báo cáo thẩm định (nếu có), Chủ tịch Hội đồng quyết định tiến hành phiên họp nghiệm thu, thời gian hoàn thành nghiệm thu không chậm hơn 30 ngày sau khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Thành phần chính tham dự phiên họp Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ bao gồm Hội đồng nghiệm thu, đại diện cơ quan chủ quản, đại diện tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN và nhóm nghiên cứu.
c) Phiên họp hợp lệ của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và có đủ các ủy viên phản biện.
d) Nội dung phiên họp nghiệm thu:
Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt) chủ trì phiên họp đánh giá theo trình tự sau:
– Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự. Đại diện Vụ Khoa học và Đào tạo nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc nghiệm thu Đề tài, dự án SXTN được quy định tại Thông tư 37/2010/TT-BYT.
– Hội đồng thảo luận trao đổi để quán triệt nguyên tắc, quy trình và các tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá nghiệm thu được quy định tại Điều 19 của Thông tư Thông tư 37/2010/TT-BYT.
– Tổ trưởng tổ chuyên gia đọc báo cáo kết quả thẩm định đối với đề tài, dự án SXTN;
– Chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN hoặc đại diện (thuộc nhóm nghiên cứu) báo cáo tóm tắt kết quả đề tài, dự án SXTN trước Hội đồng nghiệm thu.
– Ủy viên phản biện đọc nhận xét đối với đề tài, dự án SXTN (theo Phụ lục 3 Biểu C3 PNXKQ ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C4 PNXKQ DA đối với dự án SXTN ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT);
– Thư ký khoa học đọc phiếu nhận xét của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng tham khảo;
– Các thành viên hội đồng nêu ý kiến trao đổi với các thành viên của tổ chuyên gia và ủy viên phản biện về kết quả đề tài, dự án SXTN; nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN về kết quả và các vấn đề liên quan.
– Chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN hoặc đại diện (thuộc nhóm nghiên cứu) giải trình các câu hỏi của Hội đồng.
– Hội đồng thảo luận kín; các thành viên hội đồng chấm điểm, đánh giá theo các tiêu chí theo Phụ lục 3 Biểu C5 PĐGKQ ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C6 PĐGKQ DA đối với dự án SXTN ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT.
– Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên thuộc hội đồng, trong đó có một trưởng ban. Hội đồng tiến hành bỏ phiếu đánh giá kết quả đề tài, dự án SXTN;
– Ban kiểm phiếu lập biên bản và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo Phụ lục 3 Biểu C7 BBKP ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C8 BBKP DA đối với dự án SXTN được ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT;
– Chủ tịch hội đồng dự thảo kết luận đánh giá, trong đó cần nêu rõ, cụ thể những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện đối với đề tài, dự án SXTN. trường hợp hội đồng đánh giá xếp loại “Không đạt” cần xác định rõ những nội dung, công việc đã thực hiện đúng hoặc không đúng hợp đồng để Bộ Y tế xem xét xử lý theo quy định hiện hành;
– Hội đồng thảo luận để thống nhất từng nội dung kết luận và thông qua biên bản (theo mẫu được quy định tại Phụ lục 3 Biểu C9 BBNT ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C10 BBNT DA ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT);
– Đại diện cơ quan quản lý phát biểu ý kiến (nếu có).
5. Một sô quy đinh pháp luật liên quan:
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 37/2010/TT-BYT quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành thì:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu đề tài, dự án SXTN (sau đây gọi là Hội đồng nghiệm thu).
2. Hội đồng nghiệm thu có nhiệm vụ tiến hành đánh giá nghiệm thu theo mục tiêu, yêu cầu, nội dung, sản phẩm, tiến độ theo đề cương được phê duyệt, theo hợp đồng đã được ký kết và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài, dự án SXTN cấp Bộ.
3. Hội đồng có từ 7-11 thành viên, thành phần của Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, hai ủy viên phản biện, các ủy viên Hội đồng, trong đó:
– 2/3 là các chuyên gia có trình độ, chuyên môn phù hợp và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm gần thời điểm tham gia Hội đồng hoạt động trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn;
– 1/3 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất kinh doanh thụ hưởng kết quả nghiên cứu của đề tài và các tổ chức khác có liên quan.
– Giúp việc Hội đồng có thư ký khoa học và các thư ký hành chính.
– Thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có thể tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ nhưng không quá 30% số thành viên Hội đồng, trong đó chủ tịch, ủy viên phản biện của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở không được làm chủ tịch, phó chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của hội đồng nghiệm thu cấp Bộ;
– Chủ nhiệm và các cá nhân tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án không được làm thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài, dự án SXTN đó;
– Tổ chức chủ trì đề tài trong trường hợp cần thiết được tham gia Hội đồng nhưng không quá 02 thành viên và không được làm Chủ tịch, Phó chủ tịch hay ủy viên phản biện.
4. Đối với một số đề tài, dự án SXTN trọng điểm, Vụ Khoa học và Đào tạo (hoặc Chủ tịch Hội đồng) đề nghị Bộ Y tế thành lập tổ thẩm định số liệu nghiên cứu, nội dung khoa học và tài chính của đề tài, kết quả thẩm định là báo cáo thẩm định được chuyển cho Chủ tịch hội đồng trước phiên họp nghiệm thu. Tổ thẩm định gồm 03-05 thành viên là các thành viên Hội đồng và chuyên gia ngoài Hội đồng (nếu cần thiết) do thành viên hội đồng làm tổ trưởng.