Hoà giải trong ly hôn được thực hiện với mong muốn giúp hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực của sự chia cách. Dưới đây là mẫu biên bản hòa giải về việc ly hôn và hướng dẫn cách lập biên bản hòa giải phù hợp với quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hòa giải về việc ly hôn:
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/ QUẬN: … ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ PHƯỜNG: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN HÒA GIẢI LY HÔN
Hôm nay, vào … giờ … ngày … tháng … năm …
Tại Ủy ban nhân dân phường/ xã: …
Chúng tôi là: …
Chức vụ: …
Công tác tại Ủy ban nhân dân phường/ xã: …
Có lập biên bản về việc ly hôn giữa ông … và bà … cụ thể gồm các nội dung sau:
Bên A là:…
Nghề nghiệp: …
Cư trú tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Bên B là: …
Nghề nghiệp: …
Cư trú tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Ngoài ra đến dự ở đây còn có: …
NỘI DUNG SỰ VIỆC: …
KẾT QUẢ HÒA GIẢI: …
Biên bản đã được mọi người cùng nghe, được công nhận là chính xác và cùng ký tên.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) | Đại diện Ủy ban nhân dân phường/ xã (Ký và ghi rõ họ tên) | Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn cách lập biên bản hòa giải về việc ly hôn:
Hoà giải khi ly hôn là một trong những phương thức hòa giải thuộc lĩnh vực dân sự. Qua đó có thể giải quyết xung đột giữa vợ chồng với nhau khi tình cảm đã rạn nứt thông qua một bên thứ ba. Hòa giải trong quá trình ly hôn tại cấp cơ sở chỉ là một thủ tục được nhà nước khuyến khích thực hiện. Còn trong quá trình nộp đơn ly hôn tại tòa án, thì hoa dài là một thủ tục bắt buộc cần phải có và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thông qua sự trao đổi giữa hai bên vợ chồng để đạt được tiếng nói chung và mong cầu sự đoàn tụ. Trong trường hợp cả hai vợ chồng đã thống nhất được tất cả mọi vấn đề xoay quanh lĩnh vực ly hôn thì có thể bỏ qua giai đoạn hòa giải. Thông thường thì bên hòa giải sẽ phải chuẩn bị mẫu biên bản hòa giải về việc ly hôn theo đúng quy định của pháp luật. Để có thể lập mẫu biên bản hòa giải về việc ly hôn thì cần thực hiện một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Ghi tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể là tòa án nhân dân hoặc ủy ban nhân dân nơi tiến hành phân xử và xét xử hòa giải ly hôn theo quy định của pháp luật. Trong đó, nếu xét thấy quy trình tiến hành tại tòa án nhân dân cấp quận huyện thì cần phải ghi rõ địa danh hành chính. Nếu là tòa án nhân dân cấp huyện thì cần phải ghi rõ tòa án nhân dân huyện thuộc tỉnh thành phố nào. Nếu là tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì cần phải ghi rõ tòa án nhân dân tỉnh nào. Kèm theo đó là phần quốc hiệu và tiêu ngữ phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Ghi số hiệu của biên bản và ngày tháng năm tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Ghi rõ và đầy đủ họ tên của các bên vợ chồng, năm sinh, nơi cư trú, số điện thoại liên hệ … và những thông tin cơ bản khác của bên thứ ba khi tham gia vào quá trình hòa giải vụ việc ly hôn.
Bước 4: Ghi đầy đủ nội dung trong quá trình hòa giải, nội dung nào các bên đồng ý là nội dung nào các bên không đạt được sự đồng thuận, biên bản hòa giải về việc ly hôn phải phản ánh ý kiến của các bên về các vấn đề được đưa ra thảo luận trong quá trình giải quyết.
Bước 5: Ghi đầy đủ và rõ ràng nội dung mà các bên đã thống nhất được từ trước, sau đó tới những nội dung đã thống nhất quan điểm thông qua hoạt động hòa giải và sự phân tích của chủ thể có thẩm quyền trong phiên hòa giải đó. Nếu các bên đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án ly hôn thì chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán chủ trì phiên họp xét tiến hành hoạt động lập biên bản hòa giải thành theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 6: Các bên ký và ghi rõ họ tên. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký và điểm chỉ của các chủ thể có mặt trong phiên hòa giải, biên bản hòa giải phải có chữ ký của thư ký tòa ghi biên bản và của thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
Như vậy, có thể tham khảo cách lập biên bản hòa giải về việc ly hôn theo phân tích ở trên để có thể hướng dẫn các bên đi đến tiếng nói chung thống nhất trong quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân. Hai bên có thể ngồi lại và thảo luận thẳng thắn và trực tiếp, có thiện chí về vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
3. Nội dung chính của biên bản hòa giải về việc ly hôn:
Hiện nay, tư duy và suy nghĩ về hôn nhân của người dân đang ngày càng phát triển, những tư tưởng phong kiến đang dần dần được loại bỏ khỏi đời sống. Vì vậy khi nhận thấy hạnh phúc hôn nhân không còn được hàn gắn, thông thường người ta thường tìm đến việc ly hôn để giải thoát cho cả hai. Trong trường hợp vợ chồng cảm thấy hôn nhân không còn được hạnh phúc và tình cảm đi xuống đến mức mâu thuẫn không thể hóa giải, cả hai có thể đồng ý ly hôn thuận tình. Đây được xem là hình thức ly hôn có sự chấp nhận của cả hai bên, trong đó cả hai vợ chồng cùng thống nhất với nhau về các vấn đề có liên quan xoay quanh hoạt động ly hôn. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào thì cả hai vợ chồng cũng đều đạt được tiếng nói chung và thỏa thuận được phương án ly hôn. Trong trường hợp một trong hai bên vợ chồng trong quan hệ hôn nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình, một bên còn lại có hành vi ngoại tình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng khiến cho cuộc hôn nhân không thể kéo dài, và hôn nhân không thể đạt được mục đích hạnh phúc trong tương lai, thì hoàn toàn có quyền xin ly hôn đơn phương và được giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết ly hôn tại tòa án thì thủ tục sẽ bao gồm bước hoà giải vợ chồng, thẩm phán sẽ hàn gắn và khuyên hai vợ chồng đoàn tụ. Khi đó, nếu hai vợ chồng đồng ý quay về với nhau thì tòa án sẽ chấp nhận và kết thúc phiên hòa giải. Còn nếu như hai vợ chồng không đồng ý thì tòa án sẽ tiếp tục xét tiếp quy trình ly hôn. trong trường hợp này thì biên bản hòa giải về việc ly hôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Biên bản hòa giải cần phải ghi rõ những nội dung cơ bản, có thể kể đến như:
– Thông tin về quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Thông tin về tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
– Thông tin địa điểm tiến hành hoạt động hòa giải;
– Thông tin về ngày tháng năm tiến hành phiên hòa giải;
– Thông tin về những người tiến hành tố tụng và thành phần tham gia phiên hòa giải;
– Ý kiến của đương sự và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự, những nội dung đã được được sự thống nhất và không thống nhất;
– Những sửa đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu của người tham gia phiên hòa giải, thông tin thời gian phiên họp kết thúc;
– Chữ ký của các bên tham gia phiên hòa giải, thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải và thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi ly hôn sẽ không bắt buộc phải hòa giải ở cấp cơ sở mà chị khuyến khích các bên hàn gắn mối quan hệ vợ chồng. Còn đối với trường hợp hòa giải tại tòa án, thì sau khi nộp đơn ly hôn, thủ tục hòa giải được coi là một trong những thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện. Biên bản hòa giải về việc ly hôn cần phải đáp ứng được các nội dung nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: