Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc giám định. Trong quá trình thực hiện giám định cần có biên bản giám định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giám định là gì?
Mẫu biên bản giám định là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giám định. Mẫu biên bản nêu rõ thời gian giám định, nội dung giám định…
Mẫu biên bản giám định là biên bản lập ra để ghi chép lại kết quả giám định, để làm bằng chứng khi cần dùng đến trong quá trình khởi kiện hoặc đòi bồi thương thiệt hại.
2. Mẫu biên bản giám định chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH
Vụ (1) …
Ngày tháng năm…, Cơ quan giám định … đã nhận được (2) … số: …
Ngày … tháng … năm … của …
Từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm … Tại: …
Chúng tôi gồm (3): …
Đã tiến hành giám định theo yêu cầu trong Quyết định trưng cầu giám định/Yêu cầu giám định trên, kết quả như sau:
I. TÌNH TRẠNG ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
1. Tình trạng đối tượng giám định (Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói, bảo quản, tên, số lượng, chất lượng của từng đối tượng giám định)
…
2. Tình trạng mẫu so sánh (Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói bảo quản, tên, số lượng, chất lượng của từng mẫu so sánh)
…
II. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH (Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định)
…
III. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH, KẾT QUẢ, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
(Trình bày lần lượt các phương pháp được áp dụng trong quá trình giám định, kết quả, nhận xét và đánh giá)
…
IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
(Ghi rõ những kết luận theo nội dung trưng cầu/yêu cầu giám định)
…
V. XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH CÒN LẠI SAU GIÁM ĐỊNH
1. Lưu đối tượng giám định (Ghi rõ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm phong của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm lưu giữ)
…
2. Hoàn trả đối tượng giám định (Ghi rõ họ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm phong và bảo quản của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm hoàn trả)
…
Biên bản lập xong hồi giờ ngày…tháng…năm…
Giám định viên và trợ lý giám định có tên trên đã đọc lại và ký tên xác nhận dưới đây.
TRỢ LÝ GIÁM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản giám định chi tiết nhất:
(1) Ghi rõ tên vụ việc, thời gian, địa điểm xảy ra theo Quyết định trưng cầu giám định;
(2) Ghi rõ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại hoặc yêu cầu giám định;
(3) Ghi rõ cấp bậc, họ tên, lĩnh vực giám định được bổ nhiệm, số thẻ đối với giám định viên; cấp bậc, họ tên đối với trợ lý giám định.
4. Một số quy định về giám định:
Giám định tư pháp được quy định rất cụ thể trong Luật giám định 2012:
Trưng cầu giám định tư pháp
1.Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; hạ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
c) Tóm tắt nội dung sự việc;
d) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
đ) Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
e) Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
g) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.
3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại.
4. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đối với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
5. Trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức thì người trưng cầu giám định phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định.
Trường hợp các nội dung giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức mà việc tách riêng từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả giám định hoặc kéo dài thời gian giám định thì người trưng cầu giám định phải xác định được nội dung chính cần giám định để xác định tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp trong việc thực hiện giám định.
Tổ chức chủ trì có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai việc giám định chung và thực hiện giám định phần nội dung chuyên môn của mình.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định; đối với tổ chức phối hợp thực hiện giám định thì còn phải gửi văn bản cử người giám định cho tổ chức chủ trì việc thực hiện giám định. Tổ chức chủ trì phải tổ chức ngay việc giám định sau khi nhận được văn bản cử người của tổ chức phối hợp thực hiện giám định. Việc giám định trong trường hợp này được thực hiện theo hình thức giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với tổ chức được trưng cầu để giải quyết.”.
Hội đồng giám định
Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Theo luật giám định tư pháp sủa đổi bổ sung năm 2020 quy định một số điều về giám định tư pháp như sau:
Điều 26a. Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định
1. Thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.
2. Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp căn cứ vào thời hạn giám định tối đa và tính chất chuyên môn của lĩnh vực giám định quy định thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.
4. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định tư pháp nhưng không được vượt quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời
Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
c) Thông tin xác định đối tượng giám định;
d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Phương pháp thực hiện giám định;
g) Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
h)T hời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Trên đây là bài viết chi tiết về biên bản giám định và hướng dẫn soạn thảo biên bản chi tết nhất