Hiện nay việc giám định dấu vết súng đạn đối với các vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020. Vậy, khi giám định vết súng đạn thì biên bản giám định vết súng đạn có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giám định dấu vết súng đạn là gì?
Mẫu biên bản giám định dấu vết súng đạn là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giám định dấu vết súng đạn. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung giám định…
Mẫu biên bản giám định dấu vết súng đạn được dùng để ghi chép về kết quả giám định và nội dung giám định dấu vết súng, đạn.
2. Mẫu biên bản giám định dấu vết súng đạn chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH DẤU VẾT SÚNG, ĐẠN
Vụ (1) …
Ngày tháng năm …, Cơ quan giám định …
đã nhận được (2) …số: …
ngày… tháng … năm … của …
Từ …giờ …ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …
Tại: …
Chúng tôi gồm (3): …
Tiến hành giám định theo yêu cầu trong Quyết định trưng cầu giám định trên, kết quả như sau:
1. TÌNH TRẠNG ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
1. Tình trạng đối tượng giám định
(Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói, bảo quản, tên, số lượng, chất lượng của từng đối tượng giám định)
….
2. Tình trạng mẫu so sánh
(Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói bảo quản, tên, số lượng, chất lượng của từng mẫu so sánh)
…
2. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH (Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định): …
STT | Loại đạn | Số lượng | Vỏ đạn | Đầu đạn | Dùng cho loại súng | Ký hiệu | ||
Hình dáng | Chiều dài | Hình dáng | Đường kính dài | |||||
1 | ||||||||
… |
III. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH, KẾT QUẢ, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đặc điểm đối tượng giám định
2. Đầu đạn
STT | Loại đạn | Số lượng | Hình dạng | Chiều dài (cm) | Đường kính (mm) | Biến dạng | Màu sắc | Số lượng, hướng dấu vết đường xoắn | Thường dùng cho loại súng |
1 | |||||||||
… |
– Các đặc điểm khác: …
1. Vỏ đạn
STT | Loại đạn | Số lượng | Hình dạng | Chiều dài (cm) | Đường kính (mm) | Biến dạng | Màu sắc | Ký hiệu | Thường dùng cho loại súng |
1 | |||||||||
… |
Các đặc điểm khác: …
2. Đạn
Các đặc điểm khác: …
3. Súng
STT | Loại súng | Chiều dài (cm) | Số thân | Số nòng | Nước sản xuất | Nòng súng | Số lượng, hướng đường xoắn | Đặc điểm bên ngoài (kim loại, gỗ, nhựa) | |
Chiều dài (cm) | Đường kính trong (mm) | ||||||||
1 | |||||||||
… |
– Các đặc điểm khác: …
2. Bắn thực nghiệm
STT | Loại súng bắn | Loại đạn dùng | Điều kiện bắn | Kết quả thực nghiệm | Đánh giá dấu vết do súng bắn để lại | |
Số lượng | Ký hiệu | |||||
1 | ||||||
… |
3. Nghiên cứu so sánh- Dấu vết dùng để nghiên cứu so sánh: …
– Đặc điểm chung và riêng biệt của dấu vết: …
– Kết quả nghiên cứu so sánh: …
– Những đặc điểm không phù hợp (giải thích): …
1. KẾT LUẬN (Ghi rõ kết luận theo nội dung trưng cầu/yêu cầu giám định): …
2. XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH CÒN LẠI SAU GIÁM ĐỊNH
– Lưu đối tượng giám định (Ghi rõ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm phong của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm lưu giữ): …
– Hoàn trả đối tượng giám định (Ghi rõ họ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm phong và bảo quản của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm hoàn trả): …
Biên bản lập xong hồi giờ ngày tháng năm …, giám định viên và trợ lý giám định có tên trên đã đọc lại và ký tên xác nhận dưới đây.
TRỢ LÝ GIÁM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản giám định dấu vết súng đạn chi tiết nhất:
(1) Ghi rõ tên vụ việc, thời gian, địa điểm xảy ra theo Quyết định trưng cầu giám định;
(2) Ghi rõ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại hoặc yêu cầu giám định;
(3) Ghi rõ cấp bậc, họ tên, lĩnh vực giám định được bổ nhiệm, số thẻ đối với giám định viên; cấp bậc, họ tên đối với trợ lý giám định.
4. Một số quy định về giám định dấu vết súng đạn:
Súng là một loại vũ khí dùng sức đẩy của thuốc phóng để phóng/bắn đạn tới mục tiêu; được trang bị cho cá nhân hoặc một nhóm sử dụng. Loại vũ khí có nguyên tắc cấu tạo như súng nhưng lớn hơn về kích thước nòng súng, đạn, tầm bắn, phương pháp xạ kích… được gọi là pháo, theo quy ước trong kỹ thuật vũ khí, cỡ nòng nhỏ hơn 20 mm gọi là súng, còn lớn hơn gọi là pháo, tuy nhiên có các trường hợp ngoại lệ, ví dụ B40, B41 cỡ nòng 30 mm, cối 60 mm… vẫn gọi là súng…
Súng được phân loại theo kích thước (ngắn, dài, lớn, vừa, nhỏ); số lượng nòng; kết cấu nòng; đặc tính cấu tạo; mức độ tự động hoá; tính năng tác dụng…
Trước đây, người ta dùng nỏ và cung để bắn tên hay đạn đến mục tiêu, tuy nhiên, ngày nay nhiều thứ nỏ vẫn được gọi là súng, như “súng cao su”, hay các ống phụt dùng làm công cụ cũng được gọi là súng, như “súng bắn đinh”. Loại dùng trong quân sự như súng phun lửa có lúc cũng không phải là súng đúng nghĩa.
Tuy có nhiều loại súng, nhưng nhiều hơn cả là loại súng dùngthuốc phóng phóng đạn từ một cái ống, gọi là “nòng”. Nóng súng có tác dụng chắn khí áp cao và định hướng đạn đi chính xác.
Cấu tạo chung của súng gồm:
+ Nòng súng
+ Buồng đạn
+ Hộp khóa nòng
+ Bộ phận búa cò
+ Bộ phận tiếp đạn (chủ yếu là hộp tiếp đạn)
– Cấu tạo chung của đạn: Đạn súng có cấu tạo chung gồm: đầu đạn, vỏ đạn, thuốc súng, hạt nổ.
+Đầu đạn: bằng đồng thau, lõi chì
+Vỏ đạn: Bằng đồng thau hay thép mạ đồng;
+ Đầu đạn: Bằng đồng thau, lõi chì
+ Vỏ đạn: Bằng đồng thau hoặc thép mạ đồng, có hình trụ hoặc hình chai, ở đáy các vở đạn thường có các chữ hoặc số chìm ghi ký hiệu của đạn như: đạn cỡ, năm sản xuất, hãng hay nước sản xuất.
+ Hạt nổ: Phần vỏ làm bằng đồng thau mỏng, trong đó là thuốc cháy cực nhạy, tiếp tục là nắp chống ẩm, phủ lên trên mặt thuốc bằng thiếc hoặc giấy mỏng.
+ Thuốc súng: Có hai loại: Thuốc súng đen (có khói) thành phần chủ yểu là KN03 và thuốc súng không khói, thành phần chủ yểu là Nitơ xenlulô hoặc hỗn hợp khác.
Những dấu vết sẹo tạo ra sau khi bắn:
Có thể chia quá trình bắn làm 3 giai đoạn: Lên đạn, bắn, đầu đạn bay khỏi nòng và tác động lên vật cản. Mỗi giai đoạn đó tạo ra những dấu hiệu đặc trưng trên súng, đầu đạn, vỏ và vật cản.
– Dấu vết trên súng. Dấu vết đường vân tay có thể để lại trên những bộ phận có bề mặt của súng như thân súng, hộp khóa nòng, băng tiếp đạn, viên đạn không bắn, trên nòng súng … Trên miệng nòng súng còn có thể phát hiện được thuốc súng và muội khói thuốc súng. Nếu bắn vào cơ thể nạn nhân ở tầm kề, trên miệng nòng súng còn có vết máu, lông, da của họ. Ngoài ra, trên súng còn có thể tìm thấy các dấu vết khác của hiện trường như đất, cát, bụi…
– Dấu vết trên đầu đạn.
Trên đầu đạn có dấu của nòng súng dưới dạng vết trượt, chạy song song với trục và dấu vết của rãnh xoắn (đường khương tuyến) dưới dạng những đường xước nhỏ, nghiêng theo một góc nhất định phù hợp với độ nghiêng của rãnh xoắn, số lượng vết xước trùng với số lượng rãnh xoắn.
– Dấu vết trên vỏ đạn.
Trên vỏ đạn có các dấu vết:
+ Dấu vết do buồng đạn tạo nên;
+ Dấu vết của mép hộp tiếp đạn;
+ Dấu vết do ổ chửa của đáy viên đạn;
+ Dấu vết của hỏa kim;
+ Dấu vết của lẫy đẩy đạn ở khóa nòng;
+ dấu vết móc vở đạn;
+ Dấu vết của thoát vỏ đạn.
– Dấu vết trên vật cản.
Đặc điểm của dấu vết trên các vật cản phụ thuộc vào tính chất của vật cản, khoảng cách bắng công phá của đầu đạn … Cụ thể:
+ Dấu vết trên vai: Thường là hình tròn, nhỏ hom đường kính của đạn.
+ Dấu vết trên kính: Thường là hình tròn, xung quanh có các vết nứt chạy từ trung tâm vết thủng ra xung quanh không thẳng. Lỗ đạn vỡ theo hình phễu, đầu vào nhỏ hơn đầu, những đường vân nứt ngang giống hình vảy ốc.
+ Dấu gỗ trên: Lỗ đạn nhỏ hơn đường kính đầu đạn. Nơi lỗ đạn ra bờ thường không cạn kiệt.
+ Dấu vết trên vật cản là kim loại: Thường là hình tròn, bờ không nhẵn. Một số mảnh ghép của vật cản đầu đạn xuyên qua, bị ngập vào theo hướng chuyển động của đầu đạn. Lỗ đạn thường bằng đường kính của đạn.
+ Dấu vết trên cơ thể người: Trong trường hợp gân, lỗ đạn vào thường nhỏ hơn lỗ đạn.
+ Dấu vết bắn ở tay và áo thủ phạm: Khi bắn, thuốc cháy chưa hết, khói thuốc bám vào bàn tay và áo của người bắn. Khi bắn ở tầm tuyệt đối thì máu, tế bào, tóc, kính … bị đẩy ngược lại và dính vào tay, áo của người đó.
Ở tầm bắn tuyệt đối gần dấu vết súng có đặc điểm sau: Mép vết thương trên da hoặc vải bị xé thành nhiều cạnh hình sao; trong vết thương dưới da, các thớ thịt bị đập vỡ, tạo thành một hàng khói; xung quay lỗ đạn vào có dẫu hiệu cháy xém, muội khói bám vào da và mép vải, mặt vải trong.
Ở tầm bắn gần hoặc tương ứng gần: Có một quầng khói lửa xung quanh lỗ đạn vào, nhiều hạt thuốc cháy dở bám vào da, mặt vải hoặc tạo ra các vết tụ máu lấm tấm dưới da.
Dấu vết bắn ở khoảng cách xa: Chỉ có một vết bẩn xung quanh lỗ đạn rộng khoảng 1-2 mm do dầu, mỡ, khói thuốc ở đầu đạn để lại khi xyên vào vật cản.
Phương pháp phát hiện, thu lượm, ghi nhân mã đạn
Việc phát hiện vết súng đạn trên vật có thể tiến hành bằng cách quan sát và thường bắt đầu tìm kiếm từ vị trí của người bị bắn. Có thể sử dụng máy dò kim loại để tìm súng,vỏ đạn và đầu đạn. Vỏ đạn thường có ở nơi bắn hoặc trong 3-10 m cách nơi đứng bắn. Dựa vào điểm đặc của súng và vật cản để xác định điểm rơi của đầu đạn.
Thu lượm và ghi nhân dấu vết súng đạn được tiến hành theo nguyên tắc chung của công việc thu thập và ghi dấu vết hình sự. Khi thu và đóng gói súng, băng tiếp đạn, đạn và vỏ đạn và đầu đạn chú ý phải bảo đảm an toàn, riêng biệt, tránh mọi sự va chạm, cọ xát làm hỏng hoặc đánh mất dấu vết.
Trên đây là nội dung về mẫu biên bản giám định dấu vết súng đạn và hướng dẫn soạn chi tết. Mời quý bạn đọc tham khảo.