Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; ... Quá trình làm việc của Đoàn đều được ghi nhận lại thành biên bản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản ghi tiến trình làm việc của đoàn là gì?
Mẫu biên bản ghi tiến trình làm việc của đoàn được lập khi đoàn tham gia, làm việc, tham gia các hoạt động….
Mẫu biên bản ghi tiến trình làm việc của đoàn là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về tiến trình làm việc của đoàn. Mẫu biên bản nêu rõ thành phần tham gia, thời gian và nội dung làm việc của đoàn..
2. Mẫu biên bản ghi tiến trình làm việc của đoàn:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO….
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
TRƯỜNG ………….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
………, ngày…tháng…năm
BIÊN BẢN GHI TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐOÀN
Đoàn đánh giá ngoài được thành lập theo Quyết định số ………./QĐ-SGD&ĐT ngày………tháng……. năm 201……… của Giám đốc Sở GD&ĐT …….(1)
Đoàn đã tiến hành đánh giá ngoài trường ………, thuộc huyện……… từ ngày…….. đến ngày……..(2)
Diễn biến quá trình đánh giá ngoài của đoàn như sau:
I. THÀNH PHẦN: (3)
1. Ông (Bà):………….chức vụ Trưởng đoàn
2. Ông (Bà):………….chức vụ Thư ký
3. Ông (Bà):………….chức vụ Thành viên
4. Ông (Bà):……………chức vụ Thành viên
5. Ông (Bà):…………….chức vụ Thành viên
II. THỜI GIAN, NỘI DUNG LÀM VIỆC: (4)
1. Họp đoàn:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: ……………
– Nội dung: ……………
2. Nghiên cứu hồ sơ, viết báo cáo sơ bộ:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: …………..
– Nội dung: ………..
3. Tập trung đoàn thống nhất nhận xét báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ, phân công nghiên cứu tiêu chí và viết bản nhận xét các tiêu chí:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: ……………
– Nội dung: ……………
4. Khảo sát sơ bộ:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: ………
– Nội dung: ……..
5. Khảo sát chính thức:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: …………..
– Nội dung: …………..
6. Phân công viết báo cáo đánh giá ngoài:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: …………
– Nội dung: ………..
7. Kết thúc đánh giá ngoài (với trường được đánh giá):
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: ……….
– Nội dung: ………
8. Tổng kết đoàn:
– Thời gian:………..giờ………., ngày ………tháng………năm 201….
– Địa điểm: ………..
– Nội dung: ………..
Quá trình đánh giá ngoài trường ……………… kết thúc hồi…….giờ……..ngày…….. tháng……….năm 201……
Biên bản này kính gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo./.
TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền số quyết định
(2): Điền ngày, tháng, năm tiến hành đánh giá
(3): Điền thành phần tham gia
(4): Điền thời gian, nội dung làm việc
4. Quy định về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức của Đoàn:
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
– Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
– Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và
– Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
– Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu, báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
– Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
– Cấp huyện và tương đương
– Cấp tỉnh và tương đương.
– Cấp Trung ương.
– Việc Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
Nhiệm vụ của Đại hội Đoàn các cấp: Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban chấp hành; quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi; bầu Ban chấp hành mới, góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
Nhiệm kỳ đại hội là thời gian giữa hai kỳ đại hội:
– Đại hội chi đoàn, Đoàn trường trung học phổ thông và dạy nghề là 1 năm 1 lần.
– Đại hội chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đoàn các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 5 năm 2 lần.
– Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; Đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên là 5 năm 1 lần.
– Đại hội đại biểu cấp nào do Ban chấp hành cấp đó triệu tập. Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó quyết định. Thành phần đại biểu gồm các ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định. Đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập.
– Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu.
Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.
– Đại biểu dự đại hội phải được đại hội biểu biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiến bộ.
– Ban chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để kiện toàn Ban chấp hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên; bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
Thành phần hội nghị đại biểu gồm các ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban chấp hành cấp dưới cử lên, số lượng đại biểu do Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định.
– Đại hội, hội nghị đại biểu và các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số đơn vị trực thuộc tham dự.
– Khi bầu cử hoặc biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu hoặc quá nửa (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị.
– Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu Đoàn chủ tịch hoặc chủ tọa để điều hành công việc của đại hội, hội nghị. Đoàn chủ tịch hoặc chủ tọa có quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội, hội nghị.
Nhiệm vụ của Ban chấp hành Đoàn các cấp:
– Lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội.
– Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội Đoàn cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên.
– Định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn với cấp ủy, với Đoàn cấp trên và thông báo cho cấp dưới.
– Kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế – xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
– Số lượng ủy viên Ban chấp hành cấp nào do đại hội Đoàn cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Ban chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận.
– Ban chấp hành các cấp khi khuyết thì do Ban chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất lựa chọn, đề nghị Ban chấp hành cấp trên xét công nhận bổ sung. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên Ban chấp hành do đại hội quyết định. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định tăng thêm một số ủy viên Ban chấp hành cấp dưới nhưng đảm bảo số lượng ủy viên Ban chấp hành không vượt quá quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
– Nếu khuyết ủy viên thường vụ, bí thư, phó bí thư thì hội nghị Ban chấp hành bầu trong số ủy viên Ban chấp hành và Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung
Ban chấp hành Trung ương khi khuyết thì hội nghị Ban chấp hành Trung ương bầu bổ sung nhưng không quá nửa (1/2) số lượng ủy viên Ban chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.
– Ban chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.
– Nhiệm kỳ Ban chấp hành Đoàn các cấp là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp.
– Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban chấp hành lâm thời. Chậm nhất không quá sáu tháng phải tổ chức đại hội để bầu Ban chấp hành chính thức. Nếu kéo dài thêm thời gian phải được Đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.
– Hội nghị thường kỳ của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban chấp hành tỉnh Đoàn và tương đương một năm họp hai kỳ. Ban chấp hành huyện Đoàn và tương đương một năm họp bốn kỳ. Ban chấp hành chi đoàn và Đoàn cơ sở mỗi tháng họp một kỳ, ở những nơi đặc thù do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn. Ngoài hội nghị thường kỳ, Ban chấp hành có thể có các hội nghị bất thường.
– Ủy viên Ban chấp hành không tham gia sinh hoạt Ban chấp hành ba kỳ trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì xóa tên trong Ban chấp hành.
– Ủy viên Ban chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn, hoặc đi học tập trung dài hạn, không có điều kiện để đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn giao thì thôi tham gia và cho rút tên khỏi danh sách Ban chấp hành ở cấp đó.
– Việc xóa tên, cho rút tên do Ban chấp hành cùng cấp xem xét quyết định và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp. Đối với ủy viên Ban chấp hành Trung ương đoàn do Ban chấp hành Trung ương Đoàn xem xét, quyết định.
Trong cùng một kỳ họp, các ủy viên Ban chấp hành rút tên khỏi danh sách Ban chấp hành hay các chức danh vẫn có quyền bầu cử và biểu quyết hoặc chủ trì phiên họp bầu bổ sung Ban chấp hành, các chức danh.
– Ủy viên Ban chấp hành từ Đoàn cơ sở trở xuống phải tham gia sinh hoạt với một chi đoàn. Ủy viên Ban chấp hành từ cấp huyện trở lên có chế độ định kỳ tham gia sinh hoạt, hoạt động với cơ sở Đoàn.