Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và thực tiễn công tác thanh tra, biên bản ghi nhận kết quả thanh tra là một bước vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động thanh tra.
Mục lục bài viết
1. Biên bản ghi nhận kết quả thanh tra là gì?
Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra là không thể phủ nhận trong công tác phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các bất cập, thiếu sót trong hoạt động quản lý Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Mẫu biên bản ghi nhận kết quả thanh tra là biên bản quan trọng của cuộc thanh tra, giúp phản ánh toàn diện, đầy đủ về kết quả của cuộc thanh tra, là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện những kiến nghị trong Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
Hoạt động thanh tra rất quan trọng nhằm phục vụ cho Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý của mình. Mẫu biên bản ghi nhận kết quả thanh tra là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc ghi nhận kết quả thanh tra. Mẫu nêu rõ nội dung biên bản, thông tin ghi nhận kết quả,…
2. Mẫu biên bản ghi nhận kết quả thanh tra:
………………
ĐOÀN THANH TRA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Ghi nhận kết quả thanh tra
Thực hiện Quyết định thanh tra ………. số ….. ngày …../…../….. của ……, từ ngày …../…../….. đến hết ngày …../…../….., Đoàn thanh tra……… đã tiến hành thanh tra thực tế tại ………
Hôm nay, hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm…..
Tại: ……
– Đoàn thanh tra gồm:
1. ……;
2. ……;
– Đã làm việc với ……là đối tượng thanh tra và
đại diện cơ quan, đơn vị gồm:
1. ……;
2. ……;
– Đại diện cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan: (nếu có)………;
Để thông qua Biên bản ghi nhận kết quả thanh tra về ……… như sau:
I. KẾT QUẢ THANH TRA:……
II. NHẬN XÉT:
Ưu điểm: …..
Tồn tại, khuyết điểm, sai phạm (nếu có):……
Nguyên nhân của tồn tại, sai phạm, khuyết điểm:……
Những biện pháp mà Đoàn thanh tra đã áp dụng (nếu có):……
III. KIẾN NGHỊ:……
IV. Ý KIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA:………
Biên bản ghi nhận kết quả thanh tra kết thúc hồi……..giờ……..cùng ngày, được lập thành…..bản có giá trị như nhau (mỗi bên liên quan giữ một bản) và đã được đọc cho mọi người có tên trên cùng nghe, công nhận đúng và đại diện các bên ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LÀ ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản ghi nhận kết quả thanh tra:
Tên mẫu đơn: Biên bản ghi nhận kết quả thanh tra.
Điền đầy đủ các thông tin sau vào mẫu biên bản:
Quyết định thanh tra.
Địa điểm tiến hành thanh tra. (ghi rõ và đầy đủ tên cơ quan, đơn vị)
Đối tượng tiến hành thanh tra. (ghi rõ và đầy đủ họ tên)
Đối tượng thanh tra. (ghi rõ và đầy đủ họ tên)
Kết quả thanh tra. (kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động thanh tra được ghi nhận và nêu rõ trong biên bản)
Nhận xét. (Ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của những sai phạm, khuyết điểm)
Kiến nghị, ý kiến của đối tượng thanh tra.
Ký và nêu rõ họ tên của các đối tượng liên quan.
4. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra:
Bao gồm 10 bước như sau:
Bước 1: Ban hành Quyết định thanh tra.
– Việc ra Quyết định thanh tra sẽ căn cứ vào:
+ Kế hoạch thanh tra.
+ Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
– Thời gian thực hiện bước này từ 5 đến 15 ngày.
Bước 2: Phê duyệt kế hoạch thực hiện thanh tra.
– Người được giao làm Trưởng Đoàn thanh tra sẽ xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện thanh tra..
– Trình Phó Chánh thanh tra phê duyệt KHTHTT.
– Thời gian thực hiện bước này từ 02 đến 05 ngày.
Bước 3: Gửi và công bố quyết định thanh tra.
– Trưởng Đoàn thanh tra
– Trưởng ĐTT chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ mục đích, yêu cầu cách thức làm việc của ĐTT, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của ĐTT; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo những nội dung theo đề cương đã gửi; sau khi nghe nếu thấy cần thiết phải bổ sung thì Trưởng ĐTT có thể yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh báo cáo;
– Thời gian thực hiện bước này từ 05 đến 15 ngày.
Bước 4: Thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra.
– ĐTT yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra.
– Trên cơ sở văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin, tài liệu đã thu thập được, ĐTT có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin tài liệu đã kiểm tra, xác minh. Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, xác minh hoặc ĐTT lập biên bản kiểm tra và xác minh. Trưởng ĐTT, thành viên ĐTT trong khi tiến hành thanh tra nếu phát hiện có sai phạm thì phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Trường hợp vi phạm về kinh tế cần phải xử lý thu hồi ngay về kinh tế hoặc phải áp dụng các biện pháp xử lý khác thì Trưởng ĐTT đề xuất và dự thảo văn bản để người ra quyết định thanh tra xử lý theo thẩm quyền.
– Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
– Thời gian thực hiện bước này 44 ngày, trường hợp phải gia hạn cũng không quá 70 ngày theo quy định TT2010.
Bước 5: Kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra:
– Chuẩn bị kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng ĐTT tổ chức họp ĐTT thống nhất nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra.
– Trưởng ĐTT báo cáo với người ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra;
– Trưởng ĐTT thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc cuộc thanh tra tại nơi được thanh tra gửi cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra biết hoặc làm
– Thời gian thực hiện bước này không quá 01 ngày.
Bước 6: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra.
– Xây dựng báo cáo KQTT.
+ Trưởng ĐTT chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra bám sát nội dung, KHTHTT, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm dối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm;
+ Trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, trường hợp cần thiết, Trưởng ĐTT tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đảm bảo cho việc kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan;
+ Trưởng ĐTT lấy ý kiến tham gia của các thành viên ĐTT đối với dự thảo báo cáo KQTT và hoàn chỉnh báo cáo KQTT. Trong trường hợp các thành viên ĐTT có ý kiến khác nhau về nội dung của dự thảo thì Trưởng ĐTT xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về quyết định của mình;
+ Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng ĐTT có báo cáo KQTT tình với người ra quyết định thanh tra kèm theo báo cáo về những ý kiến khác nhau của thành viên ĐTT đối với báo cáo KQTT.
– Đánh giá chứng cứ ở ĐTT.
Khi xây dựng báo cáo KQTT hoặc trong trường hợp đề xuất chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra, Trưởng ĐTT phải tổ chức để các thành viên trong ĐTT tham gia đánh giá chứng cứ đối với từng nội dung kết luận, kiến ghị, đề xuất và phải được lập thành biên bản họp ĐTT.
– Xem xét báo cáo KQTT.
+ Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo KQTT;
+ Trường hợp cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáo KQTT, người ra quyết định thanh tra tổ chức họp ĐTT để nghe ĐTT báo cáo trực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu Trưởng đoàn và các thành viên ĐTT báo cáo cụ thể;
+ Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ, người ra quyết định thanh tra có quyết định thanh tra bổ sung để làm cơ sở cho ĐTT thực hiện.
– Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.
+ Trưởng ĐTT tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; Họp ĐTT để thảo luận báo cáo bổ sung, làm rõ báo cáo KQTT;
+ Trưởng ĐTT trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo KQTT với người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên ĐTT(nếu có);
– Thời gian tối đa thực hiện bước này không quá 15 ngày.
Bước 7: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.
– Sau khi nhận được báo cáo KQTT và báo cáo bổ sung, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng ĐTT chủ trì xây dựng dự thảo KLTT trình người ra quyết định thanh tra;
– Người ra quyết định thanh tra phải tự nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn nghiên cứu dự thảo KLTT và tham mưu cho mình trong quá trình ra KLTT. Ý kiến tham mưu được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra;
– Nội dung dự thảo KLTT theo quy định tại LTT2010.
– Thời gian thực hiện bước này 5 ngày.
Bước 8: Ban hành kết luận thanh tra.
– Công bố dự thảo KLTT: Trường hợp người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo KLTT cho đối tượng thanh tra và đối tượng thanh tra có văn bản giải trình, Trưởng ĐTT có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với người ra quyết định thanh tra;
– Trưởng ĐTT hoàn chỉnh KLTT để người ra quyết định thanh tra ký ban hành. KLTT được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định;
– Công khai KLTT theo điều 39 LTT2010 với hình thức đưa lên trang web của cơ quan Thanh tra tỉnh Thanh Hóa.
– Thời gian tối đa thực hiện bước này không quá 10 ngày.
Bước 9: Kết thúc cuộc thanh tra.
– Giao trả hồ sơ, tài liệu.
+ Sau khi có KLTT, Trưởng ĐTT có trách nhiệm tổ chức việc giao trả hồ sơ, tài liệu không cần thu giữ cho đối tượng thanh tra;
+ Trưởng ĐTT có thể quyết định giao trả hồ sơ tài liệu trước khi KLTT, nhưng phải đảm bảo những hồ sơ, tài liệu đó không cần thu giữ hoặc không liên quan đến nội dung KLTT;
+ Việc giao trả hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa ĐTT và đối tượng thanh tra.
– Tổng kết hoạt động của ĐTT.
+ Sau khi có KLTT, Trưởng ĐTT có trách nhiệm họp ĐTT để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của ĐTT.
Nội dung tổng kết gồm:
– Đánh giá KQTT so với mục đích yêu cầu của cuộc thanh tra;
– Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động ĐTT; Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra; những kiến nghị và đề xuất của ĐTT nếu có; khen thưởng, kỷ luật đối với ĐTT. Xếp loại tốt, khá, trung bình, yếu của các thành viên ĐTT và gửi về các Trưởng phòng chuyên môn có cán bộ tham gia ĐTT.
Kết thúc việc tổng kết hoạt động của ĐTT, Trưởng ĐTT trích gửi biên bản họp tổng kết của ĐTT cho người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng của đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
– Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có KLTT, Trưởng ĐTT có trách nhiệm tổ chức, bàn giao hồ sơ thanh tra cho Văn phòng Thanh tra tỉnh. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
Bước 10: Thực hiện KLTT.
– Sau khi ban hành KLTT, Chánh thanh tra giao cho một thành viên ĐTT giúp Chánh thanh tra theo dõi đôn đốc việc thực hiện KLTT;
– Người được giao nhiệm vụ phải báo cáo Chánh thanh tra kết quả xử lý và chí đạo thực hiện KLTT.