Theo quy định của pháp luật lao động, nghiêm cấm các trường hợp người lao động trộm vật tư, thiết bị, tài sản,... của công ty. Khi phát hiện người lao động, công nhân lấy trộm vật tư của công ty, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động sẽ làm biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư.
Mục lục bài viết
1. Biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư là gì ?
Tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2020, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư là văn bản là văn bản do người sử dụng lao động lập ra khi có sự việc công nhân lấy trộm vật tư tại doanh nghiệp, công ty.
Biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư được sử dụng để ghi nhận lại sự việc công nhân lấy trộm vật tư tại doanh nghiệp.
Trong biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư thể hiện các nội dung như người tiến hành lập biên bản, người chứng kiến, người bị lập biên bản, sự kiện xảy ra,…
2. Mẫu biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
CÔNG TY …(1)
BIÊN BẢN
V/v ghi nhận công nhân lấy trộm vật tư
– Căn cứ
– Căn cứ nội quy công ty…..
Hôm nay hồi …….giờ……..phút, ngày…..tháng…..năm…(2)
Tại……(3)
Chúng tôi gồm có:
Người lập biên bản:
Họ tên:…… Chức vụ: …… (4)
Người chứng kiến:
Họ tên: …… Chức vụ: ……(5)
Người bị lập biên bản:
Họ tên: ……. Chức vụ: ……(6)
Tiến hành lập biên bản ghi nhận về hành vi lấy trộm vật tư:
Thời gian, địa điểm thực hiện:……
Diễn biến vụ việc:
……… (7)
Tang vật :……giá trị:………(bằng số)……(bằng chữ) (8)
Thiệt hại xảy ra (nếu có): …… (9)
Biên bản được lập thành 2 bản, một bản do công ty lưu giữ, một bản do người bị lập biên bản nắm giữ.
Người lập biên bản
(ký, ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến
(ký, ghi rõ họ tên)
Người bị lập biên bản
(ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi tên công ty
(2) Ghi thời điểm lập biên bản
(3) Ghi địa điểm lập biên bản
(4) Ghi họ tên, chức vụ của người lập biên bản
(5) Ghi họ tên, chức vụ của người chứng kiến
(6) ghi họ, chức vụ của người bị lập biên bản
(7) Ghi chi tiết diễn biến vụ việc như thời gian diễn ra, trình tự xảy ra, …
(8) Ghi tên tang vật, giá trị tang vật
(9) Ghi thiệt hại xảy ra
3. Hình thức xử lý đối với công nhân lấy trộm:
Tại
“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Như vậy, hành vi trộm cắp vật tư của công nhân sẽ bị chịu hình thức kỷ luật sa thải.
4. Trình tự xử lý kỷ luật công nhân lấy trộm vật tư:
4.1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động:
Tại
– Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
– Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
– Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4.2. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2020, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại Điều 70 với nội dung cụ thể như sau:
– Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
– Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
– Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
– Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
4.3. Bồi thường thiệt hại khi lấy trộm vật tư:
Do hành vi lấy trộm vật tư tại doanh nghiệp, công ty mà gây thiệt hại thì công nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tại Điều 129. Bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc
Tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự bồi thường thiệt hại như sau:
– Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định , trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
– Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định. (Khoản 3, khoản 4 Điều 71)
5. Công nhân lấy trộm vật tư có thể bị xử lý như thế nào?
Bên cạnh hình thức xử lý kỷ luật là sa thải trong quan hệ lao động, thì công nhân lấy trộm vật tư phải chịu các trách nhiệm khác. Tại Điều 173 Bộ luật Hình sự quy định: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…..” (Khoản 1). Như vậy, có thể thấy, những hành vi trộm vật tư của công ty nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì công nhân lấy trộm vật tư phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Đối với các hành vi chưa cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ