Đối với các trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án thì các cơ quan có thẩm quyền phải làm biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án để làm tài liệu chứng cứ để dùng trong các trường hợp cần thiết. Vậy, Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án (74/PTHA).
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án:
- 3 3. Một số quy định của pháp luật về việc đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án:
- 4 4. Những khó khăn, vướng mắc trong thỏa thuận thi hành án dân sự:
1. Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án là gì?
Theo quy định của pháp luật đối với thi hành án dân sự thì có quy định về việc các bên đương sự thỏa thuận được với nhau dựa trên nguyên tắc đó là tự nguyện và bình đẳng và điều này rất có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết thi hành án. Không những các bên giữ mối quan hệ tình cảm với nhau, thông qua đó, không những hiểu nhau hơn, tình cảm thân thiết, gắn bó với nhau hơn… mà việc thi hành án cũng được giải quyết nhanh gọn, rút ngắn thời gian, đỡ tốn kém về công sức, tiền bạc để tổ chức thi hành án..
Biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án là mẫu biên bản để ghi chép lại các nội dung và thông tin với các trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án để làm bằng chứng hay chứng cứ trong các trường hợp cụ thể dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
Biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án là mẫu do cơ quan có thẩm quyền giải quyết đề ra để ghi lại nhúng nội dung về vấn đề cụ thể đó là các bên đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án, theo đó các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào đó để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án:
Mẫu số 74/PTHA:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————- (1)
BIÊN BẢN (2)
Về việc đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án
Vào hồi……giờ….. ngày….. tháng ….. năm …….. tại
Chúng tôi gồm: (3)
Ông (bà): …. Chấp hành viên Phòng Thi hành án
Ông (bà): ……, chức vụ
Ông (bà): ……, chức vụ
Người được thi hành án:
Người phải thi hành án:
Lập biên bản về việc ông (bà) ……. không thực hiện đúng thỏa thuận tại Biên bản ngày …….. tháng….. năm ………. liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định số ….. ngày ….. tháng ….. năm …… của……
Cụ thể: (nêu yêu cầu, việc không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận và ý kiến của cơ quan thi hành án)
Biên bản lập xong hồi ……… giờ…….. cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn làm Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án:
– Soạn thảo các nội dung đầy đủ trong Mẫu số 74/PTHA: Mẫu biên bản đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án
(1) Ghi quốc hiệu tiêu ngữ
(2) Ghi tên biên bản về việc đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án
(3) Những người thực hiện lập biên bản và những người có liên quan đầy đủ
Luu ý: Nêu yêu cầu, việc không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận và ý kiến của cơ quan thi hành án
3. Một số quy định của pháp luật về việc đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thi hành án:
Tại Khoản 1,2 Điều 5. Thỏa thuận thi hành án Nghị định Số:
1. Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.
Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định nâng cao tính nhân văn đó chính là các bên có thể thỏa thuận với nhau để thực hiện những vấn đề trước khi thi hành án nếu các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện các thủ tục mà pháp luật đề ra đê giải quyết.
Theo đó, Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án đương sự có quyền thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật. trong các Trường hợp thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.
4. Những khó khăn, vướng mắc trong thỏa thuận thi hành án dân sự:
Thỏa thuận thi hành án dân sự việc này có ý nghĩa quan trọng trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định như:
Thứ nhất, đối với các trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, thì các đương sự đã tự thỏa thuận thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án trước khi bán đấu giá tài sản chỉ vài ngày theo quy định, nhưng không cung cấp tài liệu về thỏa thuận và không
Sau khi nhận được thông báo về việc giao tài sản cho người trúng đấu giá, thì người phải thi hành án và người được thi hành án cung cấp biên nhận giao trả tiền và tự thỏa thuận về thi hành án theo quy định của pháp luật, và người được thi hành án đã đồng ý xóa toàn bộ số nợ phải thi hành án còn lại và yêu cầu đình chỉ thi hành án. Theo đó thì nếu việc chấp hành viên nhiều lần giải quyết việc thi hành án, động viên, thuyết phục, nhưng người mua tài sản đấu giá vẫn đòi được giao tài sản, còn người phải thi hành án cương quyết không đồng ý giao tài sản, trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng án tồn đọng.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật, trong các trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất chung biết để họ tự thỏa thuận theo quy định về việc phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu
Lưu ý nếu Hết thời hạn 30 ngày, và kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định pháp luật hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản theo quy định, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự quy định.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.