Mẫu biên bản của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội được sử dụng trong quá trình xét duyệt các khoản trợ cấp xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Biên bản của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội là gì?
Trợ giúp xã hội được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn mà bản thân họ không tự khắc phục được, nhằm mục đích an sinh xã hội. Chế độ trợ giúp xã hội bao gồm các quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Mẫu biên bản của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội được lập ra khi có cuộc họp hội đồng về việc xét duyệt trợ cấp xã hội cho những cá nhân khó khăn xin hỗ trợ và được sử dụng phổ biến trong thực tế.
Mẫu biên bản của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc xét duyệt trợ giúp xã hội. Mẫu nêu rõ nội dung của biên bản, thời gian, địa điểm và thành phần xét duyệt, thông tin xét duyệt, nội dung buổi họp, kết luận của hội đồng… Sau khi lập biên bản cần có chữ ký xác nhận của thư ký và chủ tịch để biên bản có giá trị và đảm bảo sự chính xác nội dung biên bản.
2. Mẫu biên bản của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội
xã/phường/thị trấn….
1. Thời gian (Ghi thời gian, ngày, tháng, năm) ……
2. Địa điểm …….
3. Thành phần
– Thành viên Hội đồng có mặt (Ghi họ tên, chức danh):……..
– Thành viên Hội đồng vắng mặt (Ghi họ tên, chức danh):……..
– Đại biểu dự khác (Nếu có):……
4. Nội dung họp:……..
5. Tóm tắt diễn biến buổi họp (Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu, thảo luận)…….
6. Kết luận của Hội đồng (Ghi cụ thể các trường hợp xét duyệt đủ điều kiện, không đủ điều kiện hưởng chính sách, lý do):……
Hội nghị kết thúc hồi giờ … phút, ngày … tháng … năm Biên bản này được làm thành … bản, gửi kèm hồ sơ đối tượng … bản và lưu … bản.
…, ngày ….. tháng ….. năm 20…
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản của hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản họp hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội.
+ Địa điểm xã, phường, thị trấn nơi họp hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian và địa điểm tiến hành cuộc họp.
+ Thành phần tham dự.
+ Nội dung cuộc họp.
+ Tóm tắt diễn biến cuộc họp.
+ Kết luận của hội đồng.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc cuộc họp.
+ Ký và ghi rõ họ tên thư ký.
+ Ký tên, đóng dấu của chủ tịch.
4. Một số quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội:
4.1. Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội:
Theo Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.”
4.2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội:
Theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.”
Theo Nghị định, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức chuẩn này đã tăng lên so với mức cũ quy định tại
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
4.3. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.”
Như vậy, các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định như sau:
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nơi nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, như: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi, mồ côi cả cha và mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật, cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật…
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Bên cạnh đó, các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.