Liên quan đến việc sử dụng các mẫu trong thanh tra Luật Dương Gia xin gửi tới quý bạn đọc một số thông tin liên quan đến Mẫu biên bản công bố kết luận thanh tra mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản công bố kết luận thanh tra mới nhất hiện nay:
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH THANH TRA ĐOÀN THANH TRA | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN
Công bố kết luận thanh tra
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 10 tháng 5 năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 20 tháng 6 năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Kết luận thanh tra số: 123/KL-TCT ngày ….. tháng….. năm ….. của Tổng cục trưởng thuế tại Công ty TNHH TTV.
Căn cứ Biên bản thanh tra ký ngày ….. tháng ….. năm ….. về việc thanh tra tại Công tyTNHH TTV.
Hôm nay, vào hồi ….. giờ …… phút ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại: Tòa nhà ….. Tầng….. , Tòa nhà Trung tâm Thuế, Huyện ….. Thanh phố Hồ Chí Minh
Chúng tôi gồm:
I. Đoàn thanh tra thuế:
– Ông Nguyễn Văn A – Chức vụ Trưởng đoàn;
– Ông Nguyễn Quốc B – Chức vụ Thành viên;
– Ông Hoàng Nhật C – Chức vụ Thành viên;
– Ông Hồ Sỹ D – Chức vụ Thành viên.
II. Người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế):
– Ông Nguyễn Minh Q
– Chức vụ: Giám đốc – đại diện cho Công ty ABC
– Bà Lê Thi B
– Chức vụ: Kế toán trưởng
Người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp Người nộp thuế) đã được nghe Đoàn thanh tra công bố nội dung Kết luận thanh tra số 123/KL-TCT tại Công ty ABC.
Biên bản này gồm có 3 trang, được lập thành 4 bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau. 01 bản được giao Người nộp thuế.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và ký biên bản hoặc có ý kiến bổ sung khác (nếu có) như sau: Không có ý kiến bổ sung.
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)) | CHỨC DANH NGƯỜI KÝ KẾT LUẬN (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Việc thanh tra bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra 2022 quy định về các hình thức thanh tra như sau:
– Hoạt động thanh tra sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch, phải thực hiện thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
– Thanh tra thực hiện theo kế hoạch sẽ được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
– Việc thực hiện thanh tra thường xuyên sẽ được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Nếu trường hợp thanh tra đột xuất thì được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Như vậy, dựa vào những căn cứ theo quy định vừa nêu trên thì đối với những hình thức thanh tra hiện nay trong đó bao gồm: các hoạt động thanh tra sẽ được thực hiện dựa theo kế hoạch, thanh tra sẽ được thực hiện thường xuyên hoặc thanh tra sẽ theo kế hoạch đột xuất; Nếu trường hợp thanh tra theo kế hoạch thì sẽ được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt; Nếu trường hợp thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.
3. Quy định pháp luật về hình thức công khai kết luận thanh tra:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Thanh tra 2022 quy định về hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm các hình thức sau:
– Hình thức thực hiện công khai kết luận thanh tra bao gồm:
+ Công bố tại cuộc họp với các thành phần trong đó bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Thông báo thực hiện bằng cách đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thực hiện thanh tra;
+ Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 3 Điều 46
– Việc công khai kết luận thanh tra sẽ được thực hiện theo những hình thức quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra được thực hiện như sau:
+ Công bố tại cuộc họp với thành phần trong đó gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Ngoài việc thực hiện công khai kết luận thanh tra theo Điểm a Khoản 3 Điều này, thì người ra kết luận thanh tra sẽ lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: thông báo trên kênh phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong đó bao gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử.
+ Thời gian để thực hiện việc thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành.
+ Đối với việc thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ít nhất là 05 ngày liên tục. Trường hợp thời gian niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thì ít nhất là 05 ngày.
+ Việc thực hiện niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thì thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
Như vậy, theo như quy định thì hình thức công khai kết luận thanh tra được pháp luật quy định như đã phân tích nêu trên.
4. Trong thời hạn bao nhiêu ngày thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra?
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 4 Điều 46
-Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Căn cứ vào những phạm vi về trách nhiệm để thực hiện việc kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra sẽ phải cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, dựa vào căn cứ theo quy định được nêu trên thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thanh tra 2022.