Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư là một trong những chế định của Nhà nước khi thu hồi đất của những chủ thể và được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Khi thu hồi đất cần có các thủ tục về thu hồi đất và có biên bản chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư là gì?
Mẫu biên bản ghi chép chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Mẫu biên bàn chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư được dùng để ghi nhận về việc chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư
2. Mẫu biên bản chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
BIÊN BẢN CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG , HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
DỰ ÁN ………(1)
(Áp dụng cho cơ quan, tổ chức lập phương án bồit hường, hỗ trợ và tái định cư)
Căn cứ Quyết định số …………… ngày….tháng…năm… của …………. về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án ……;(2)
Hôm nay, vào lúc….giờ….phút….ngày…tháng…năm…, tại UBND xã (phường, thị trấn): ……..,(3)
chúng tôi tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ ông (bà) ……..(4) ảnh hưởng dự án …….(5)
I . Thành phần tham dự: (6)
1. Chủ hộ bị ảnh hưởng (hoặc người được Ủy quyền)
– Ông (bà) ….
CMND số : …….. Ngày…/…/… do ………
2. UBND xã (phường, thị trấn): ……..
– Ông (bà) …… chức vụ ….
– Ông (bà) …….. chức vụ ….
3. Cơ quan, tổ chức lập phương án bồi thường:
– Ông (bà) ……….. chức vụ ………..
– Ông (bà) ……. chức vụ ………….
4. Đại diện của những hộ gia đình bị ảnh hưởng
– Ông (bà) ………..
– Ông (bà) ………….
II. Nội dung: (7)
1. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ ông (bà) ……………… với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là …… đồng (có bảng kê chi tiết kèm theo).
2. Ông (bà) ………. đã nhận đủ số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nêu trên và cam kết sẽ bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án sau: …… ngày kể từ ngày nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Biên bản kết thúc lúc …….giờ …. phút ……. ngày ….. tháng …. năm… và được đọc lại cho các thành phần tham dự cùng nghe và thống nhất ký tên./.
CHỦ HỘ
(Ký ghi rõ họ tên)
UBND XÃ (Phường, thị trấn) ………………..
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH BỊ ẢNH HƯỞNG
(ký, ghi rõ họ tên)
CƠ QUAN, TỔ CHỨC LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên dự án
(2): Điền căn cứ
(3): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(4): Điền tên của người được chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư
(5): Điền tên của dự án
(6): Điền thông tin của các thành phần tham dự ( họ tên; chứng minh nhân dân; chức vụ; cơ quan, tổ chức lập phương án bồi thường; đại diện của hộ gia đình bị ảnh hưởng)
(7): Điền nội dung chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
4. Quy định của pháp luật về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Theo quy định tại điều 93
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
– Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
– Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Ngoài ra, theo điều 30
– Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 93 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
– Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp;
– Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;
– Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
– Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
+ Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;
+ Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.
– Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.
– Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;
+ Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
+ Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.”
+ Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người
– Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người quy định tại Khoản 3, Điều 87 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 79 của Luật Đất đai, Điều 6 và Điều 22 của
– Đối với trường hợp đất ở của hộ gia đình, cá nhân bị sạt lở, sụt lún bất ngờ toàn bộ diện tích thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất mà phần còn lại không còn khả năng tiếp tục sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân được bố trí đất ở tái định cư theo Quy định này, diện tích bố trí tái định cư không vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương. Việc nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng đất và các ưu đãi khác thực hiện theo quy định của Nghị định về thu tiền sử dụng đất.
– Tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thu hồi để bố trí tái định cư được giải quyết như sau:
+ Ngân sách nhà nước chi trả 100% trong trường hợp thu hồi đất ở do thiên tai gây ra;
+ Doanh nghiệp chi trả 100% trong trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người do doanh nghiệp đó gây ra; trường hợp doanh nghiệp đã giải thể, phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chi trả.
Bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phần diện tích đất còn lại của thửa đất sau thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND tỉnh hoặc diện tích còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, nếu người sử dụng đất có đơn đề nghị thu hồi đất thì UBND cấp huyện xem xét, quyết định thu hồi đất. Đối với diện tích đất nông nghiệp, UBND cấp huyện giao cơ quan nông nghiệp kiểm tra, xác định trước khi quyết định. Trong trường hợp thu hồi đất thì thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật và được thể hiện trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.