Hoạt động chấm thi của Hội đồng chấm thi phải được lập thành biên bản và có sự xác nhận của những thành viên trong Hội đồng chấm thi. Vậy biên bản chấm thi học sinh giỏi là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản chấm thi học sinh giỏi là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản chấm thi học sinh giỏi:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản chấm thi học sinh giỏi:
- 4 4. Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh:
- 4.1 4.1. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
- 4.2 4.2. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
- 4.3 4.3. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
- 4.4 4.4. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh:
- 4.5 4.5. Trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh:
- 4.6 4.6. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục và đào tạo đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh:
1. Biên bản chấm thi học sinh giỏi là gì?
Biên bản chấm thi học sinh giỏi do Hội đồng chấm thi lập ra khi đã hoàn thành xong công tác chấm bài thi của các học sinh tham gia cuộc thi học sinh giỏi. Biên bản chấm thi học sinh giỏi phải nếu được đầy đủ những nội dung của hoạt động chấm thi học sinh giỏi của Hội đồng chấm thi.
Biên bản chấm thi học sinh giỏi là văn bản ghi chép lại toàn bộ hoạt động, nội dung công việc chấp thi và kết quả chấm thi của Hội đồng chấm thi. Biên bản chấm thi học sinh giỏi phải được công khai và thông qua bởi sự xác nhận của những thành viên trong Hội đồng chấm thi học sinh giỏi.
2. Mẫu biên bản chấm thi học sinh giỏi:
PHÒNG GD – ĐT …………
HỘI ĐỒNG CHẤM KIỂM TRA ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
—————-
., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN
Hội đồng chấm kiểm định học sinh giỏi lớp ……. năm học …
Thực hiện Quyết định số …….. ngày…tháng…năm… của phòng Giáo dục – Đào tạo ……. về việc thành lập hội đồng chấm kiểm định học sinh giỏi lớp …… năm học ……Hội đồng chấm kiểm định học sinh giỏi ………… tiến hành làm việc từ …….giờ….phút ngày …tháng … năm……
Sau đây là diễn biến những ngày làm việc của Hội đồng:
……. giờ ….. phút ngày ………. Hội đồng họp phiên đầu tiên, các thành viên của hội đồng đến làm việc đầy đủ, đúng giờ, ông ……… – Chủ tịch Hội đồng – Chủ toạ phiên họp, làm các việc sau:
– Đọc quyết định thành lập Hội đồng (có danh sách kèm theo).
– Hướng dẫn quy chế làm việc và phân công công việc cho các thành viên trong hội đồng
– …. giờ ….. phút các tổ chấm làm việc dưới sự điều hành của Tổ trưởng cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ, sau đó các tổ vào điểm, thống kê tiến hành làm việc
…… giờ …. phút ngày ………. Hội đồng chấm họp phiên tổng kết, ông ….. – Chủ tịch Hội đồng – Chủ toạ phiên họp, làm các việc sau:
– Công bố số lượng bài chấm
– Đánh giá công việc làm việc của Hội đồng:
+ Chủ khảo điều hành công việc nghiêm túc, đúng quy chế
+ Các tổ chấm điều hành chấm nghiêm túc, đúng đáp án biểu điểm, đúng quy chế
+ Cả Hội đồng làm việc nghiêm túc, đúng quy chế. Toàn bộ số bài chấm đã đóng gói niêm phong.
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
PHÓ CT HỘI ĐỒNG
PHÓ CT HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
3. Hướng dẫn viết biên bản chấm thi học sinh giỏi:
Trong biên bản chấm thi học sinh giỏi phải ghi cụ thể thời gian, địa điểm lập biên bản. Phải cung cấp được đầy đủ nội dung của hoạt động chấm thi của Hội đồng chấm thi.
Ngoài ra biên bản chấm thi sẽ có những nội dung sau đây:
– Công bố số lượng bài chấm.
– Đánh giá công việc làm việc của Hội đồng:
+ Chủ khảo điều hành công việc nghiêm túc, đúng quy chế
+ Các tổ chấm điều hành chấm nghiêm túc, đúng đáp án biểu điểm, đúng quy chế
+ Cả Hội đồng làm việc nghiêm túc, đúng quy chế. Toàn bộ số bài chấm đã đóng gói niêm phong.
Cuối biên bản chấm thi học sinh giỏi là sự xác nhận của thành viên trong Hội đồng chấm thi.
4. Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh:
4.1. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
1. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
2. Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở sau:
+ Mục tiêu giáo dục của cấp học;
+ Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;
+ Điều lệ nhà trường;
+ Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
3. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.
4.2. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
+ Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
– Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
– Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Xếp loại hạnh kiểm: Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
4.3. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
+ Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
– Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông;
– Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
+ Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
4.4. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh:
+ Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm, mức nhận xét theo quy định của Quy chế này.
+ Tính điểm trung bình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ.
+ Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
+ Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.
+ Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
– Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
– Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;
– Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh trong đó có học sinh có năng khiếu các môn học đánh giá bằng nhận xét.
+ Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
4.5. Trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh:
+ Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia đình học sinh các quy định; vận dụng để đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm và đánh giá nhận xét của giáo viên. Hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp.
+ Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; phê chuẩn việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì các môn học theo quy định tại Quy chế này; kiểm tra, đánh giá lại các môn học theo quy định; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè.
+ Kiểm tra, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện phải khắc phục ngay sai sót trong những việc sau đây:
– Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm và mức nhận xét; ghi điểm và các mức nhận xét vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh;
– Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.
+ Xét duyệt danh sách học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua, kiểm tra lại các môn học, rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong sổ gọi tên và ghi điểm và học bạ sau khi tất cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã ghi nội dung.
+ Quyết định xử lý theo thẩm quyền, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm;
4.6. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục và đào tạo đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh:
Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra các trường học thuộc quyền quản lý thực hiện; xử lý các sai phạm theo thẩm quyền.