Liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc các thông tin khác của doanh nghiệp cần người lao động giữ bí mật hiện nay chưa được quy định rõ ràng và cụ thể. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, doanh nghiệp thường lựa chọn giải pháp yêu cầu người lao động cam kết bảo mật các thông tin của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản cam kết bảo mật thông tin là gì?
Cam kết bảo mật thông tin là đưa ra những quy tắc bảo mật giữa cá nhân người lao động và doanh nghiệp, nhằm bảo vệ những thông tin mật của doanh nghiệp khi trong quá trình làm việc hoặc kết thúc hợp đồng.
Mẫu biên bản cam kết bảo mật thông tin mới được sử dụng cho việc cam kết bảo mật các thông tin trong. Hai bên cam kết sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin liên quan của các bên cho bên thứ 3. Nếu bên nào tiết lộ thông tin gây ảnh hưởng đến bên còn lại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại theo quy định trong bản cam kết
2. Mẫu biên bản cam kết bảo mật thông tin chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG TIN
-Căn cứ vào Nội quy lao động của Công ty …
-Căn cứ vào Hợp đồng lao động/ HĐTV số … ký ngày … giữa Công ty … với ông(bà) …
– Căn cứ trách nhiệm công việc của Nhân viên liên quan đến hoạt động của Công ty.
Tên tôi là: … Vị trí: …
Phòng ban: … Thuộc Công ty …
Căn cứ theo Chương VIII quy định tại Nội quy lao động: Bảo mật thông tin tài liệu về công nghệ và Kinh doanh của Công ty tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào.
Tại Điều 35 có quy định về việc Bàn giao tài liệu, thông tin mật của Công ty, nay tôi làm bản cam kết này xin cam đoan không được thảo luận hoặc tiết lộ bất kỳ thông tin hoặc tài liệu nào có chứa Thông tin bảo mật, trừ các trường hợp sau:
1.Công ty đã chấm dứt hoạt động;
2.Các Thông tin mật đã được Công ty phổ biến rộng rãi trước công chúng;
3.Cam kết bàn giao lại đầy đủ các vật dụng của công ty, không mang theo mọi thứ thuộc về công ty khi rời khỏi công ty.
Tôi xin cam đoan không được phép mua, bán, sử dụng, chuyển giao hoặc theo một cách thức nào đó tiết lộ Thông tin mật mà mình đã thu hoặc biết được trong quá trình làm việc tại Công ty cho bất kỳ bên thứ ba Đặc biệt là sẽ bàn giao đầy đủ mọi thứ đã được bàn giao cũng như tài sản của công ty.
Tài liệu đính kèm (nếu có):
1.…
2.…
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20….
Người cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản cam kết bảo mật thông tin:
Nội dung của
-Tùy vào từng quy định của các doanh nghiệp, các đoàn thể sẽ có những bổ sung thêm vào trong nội dung của bản cam kết bảo mật thông tin, nhìn chung nội dung khi tiến hành cam kết bảo mật sẽ là những thông tin bao gồm các điều khoản như: Thong tin bảo mật, thông tin loại trừ, thẩm quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm của người lao động đối với thông tin đó…
-Thông qua những nội dung của bản cam kết bảo mật thông tin và lời cam đoan của người lao động đối với doanh nghiệp. Cuối cùng trong mẫu cam kết bảo mật thông tin có chữ ký xác nhận của người cam kết để đảm bảo mọi nội dung được cam kết và thực hiện.
4. Một số quy định về bảo mật thông tin:
4.1. Cơ sở pháp lý của bảo mật thông tin, thông tin doanh nghiệp:
-Bộ luật lao động;
-Luật sở hữu trí tuệ;
-Bộ luật dân sự;
-Bộ luật tố tụng dân sự;
-Bộ luật hình sự.
4.2. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin cá nhân:
Theo quy định của khoản 1 Điều 21 Luật công nghệ thông tin, tổ chức, cá nhân “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác, chủ thể thực hiện hành vi này có trách nhiệm:
a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó; b) Sử dụng đúng mục đích TTCN thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên;
c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm TTCN không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy;
d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại”.
Việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó được đặt ra “trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:
a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Khoản 1 Điều 22 Luật công nghệ thông tin quy định quyền của chủ thể thông tin trong việc kiểm tra, yêu cầu đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân do chủ thể khác lưu trữ.
Khoản 2 Điều 22 Luật công nghệ thông tin quy định “tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó”. Thêm vào đó, “cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân”.
Trên cơ sở quy định của Luật Công nghệ thông tin, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nghị định này lần đầu tiên có quy định tại khoản 5 Điều 3 giải thích “Thông tin cá nhân” là “thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác”
Các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân còn được quy định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 về “bảo vệ thông tin của người tiêu dùng” (Điều 6). Theo quy định này, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
a)Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
b)Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;
c)Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;
d)Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;
đ)Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) đã bổ sung quy định về “quyền về đời sống riêng tư” (Điều 38) bên cạnh các nội dung về “bí mật cá nhân” và “bí mật gia đình” đã được quy định trong BLDS năm 1995 và 2005 trước đó. Cụ thể, theo quy định của Điều 38 BLDS 2015 (Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình):
(1) Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;
(2) Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; …
(3) Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.