Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ là gì? Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ để làm gì? Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về quản lý chất lượng, thi công, bảo trì công trình xây dựng?
Sau khi tiến hành phá dỡ công trình và bàn giao vật liệu thì cần phải lập thành biên bản để ghi nhận việc
1. Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ là gì?
Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành bàn giao tài sản sau phá dỡ.
2. Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ để làm gì?
Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ được dùng để ghi chép lại việc bàn giao tài sản sau phá dỡ.
3. Mẫu biên bản bàn giao tài sản sau phá dỡ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO VẬT LIỆU SAU PHÁ DỠ
Hôm nay, ngày…..tháng………..năm…., tại……(1)
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÀN GIAO VẬT LIỆU SAU PHÁ DỠ (BÊN A): ………(2)
Địa chỉ: ………(3)
Điện thoại: ……(4)
Mã số thuế: ………(5)
Tài khoản số: ……(6)
Do ông (bà): …(7)
Chức vụ………..làm đại diện.
BÊN THU MUA PHẾ LIỆU SAU PHÁ DỠ (BÊN B): ……(8)
Địa chỉ: ……(9)
Điện thoại: ………(10)
Mã số thuế: ……(11)
Tài khoản số: ……(12)
Do ông (bà): ………(13)
Chức vụ……..làm đại diện.
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng này, trong đó, bên A đồng ý bàn giao cho bên B vật liệu sau phá dỡ công trình tại địa chỉ…………. với các mục sau: (14) (14): Điền địa chỉ tháo dỡ
STT DANH MỤC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
1.
2.
Biên bản này được lập thành…bản do bên A giữ…bản và bên B giữ…bản. Có hiệu lực từ ngày………tháng……….năm………
Đại diện bên A
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)
Đại diện bên B
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo
1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền tên bên bàn giao
(3): Điền địa chỉ bên giao
(4): Điền số điện thoại bên giao
(5): Điền mã số thuế bên giao
(6): Điền tài khoản bên giao
(7): Điền tên, chức vụ của người đại diện
(8): Điền tên bên thu mua phế liệu sau phá dỡ
(9): Điền địa chỉ bên thu mua phế liệu sau phá dỡ
(10): Điền số điện thoại bên thu mua phế liệu sau phá dỡ
(11): Điền mã số thuế của bên thu mua phế liệu sau phá dỡ
(12): Điền tài khoản của bên thu mua phế liệu sau phá dỡ
(13): Điền tên, chức vụ của bên thu mua phế liệu sau phá dỡ
5. Quy định về quản lý chất lượng, thi công, bảo trì công trình xây dựng
– Căn cứ pháp lý: Nghị định 06/2021/NĐ- CP quy định như sau:
5.1. Về phá dỡ công trình xây dựng
– Các tình huống phá dỡ công trình xây dựng:
+ Công trình phải phá dỡ để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
+ Công trình phải phá dỡ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 118 Luật số
+ Công trình phải phá dỡ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 118 Luật số
+ Công trình phải phá dỡ khi hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
– Trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng:
+ Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan; quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện phá dỡ công trình trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phá dỡ công trình xây dựng;
+ Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ và cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
– Về phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:
+ Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
+ Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
+ Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
+ Thiết kế phương án phá dỡ;
+ Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
+ Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
– Người được giao quản lý, thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong quá trình tổ chức thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình bảo đảm tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Đối với việc phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công, ngoài việc thực hiện theo quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5.2. Về yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
– Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong
– Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
– Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
– Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
+ Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
– Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo
– Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
+ 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
+5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
+ Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
5.3. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
Điều 40 Nghị định này quy định như sau
– Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
+ Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
+Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
+ Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
+ Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
+ Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
– Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
+ Tổ chức kiểm tra,
+ Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;
+ Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);
+ Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
– Đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về nhà ở.
– Mọi công dân đều có quyền