Công trình điện bao gồm Đường dây và trạm điện 110kV, đường điện trung, hạ thế và trạm điện phân phối được đầu tư bằng vốn nhà nước do cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý, sử dụng. Để bàn giao các công trình điện như trạm điện thì cần làm những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao trạm điện là gì?
– Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.
– Vai trò: Trạm biến áp là một trong những thứ rất quan trọng nhất đối với một hệ thống cung cấp điện. Như ta biết thì trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng sao cho phù hợp với hệ thống điện. Những trạm biến áp, trạm phân phối, đường dây tải điện sẽ kết hợp với các nhà máy phát điện tạo thành một hệ thống truyền tải điện năng thống nhất.
Vì thế trạm biến áp được xem là nơi nhận điện năng trực tiếp từ hệ thống đưa về để cung cấp điện cho nhà máy, do đó sơ đồ nối dây của trạm biến áp có có tác động trực tiếp tới vấn đề an toàn liên tục cung cấp điện cho nhà máy. Chính vì thế cần có sơ đồ nối dây của trạm thoả mãn được các điều kiện sau đây để có thể vận hành.
– Mẫu biên bản bàn giao trạm điện là mẫu biên bản được lập ra với các nội dung và thông tin về bàn giao trạm điện của các bên bàn giao
Mẫu biên bản bàn giao trạm điện là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao trạm điện. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung bàn giao…
2. Mẫu biên bản bàn giao trạm điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày……tháng……năm……
CƠ QUAN/TỔ CHỨC
Số: … / BB
BIÊN BẢN BÀN GIAO TRẠM ĐIỆN
Hôm nay, ngày……tháng……năm……, tại………………….chúng tôi gồm:
BÊN BÀN GIAO (BÊN A)…
Chức vụ:……….Bộ phận:……
Địa chỉ:……
Điện thoại:..…Email:…
Mã số thuế:……
BÊN NHẬN BÀN GIAO (BÊN B)…
Chức vụ:……….Bộ phận:…….
Địa chỉ:………
Điện thoại:………Email:……
Mã số thuế:…
Tên dự án:…
Nội dung bàn giao:
– Tràm điện:…………… KV
– Vị trí:……
– Số hộ dân:…
Lý do bàn giao:
……………
Bên bàn giao cam đoan rằng toàn bộ công việc đã được bàn giao đầy đủ. Và bên nhận bàn giao cung cam kết đã nhận
Biên bản được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện Bên A
(Ký, họ tên)
Đại diện Bên B
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản bàn giao trạm điện:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu biên bản bàn giao về
– Bên giao
– Bên nhận
– Nội dung bàn giao:
– Lý do àn giao là gì
-Đại diện Bên A (Ký, họ tên) Đại diện Bên B (Ký, họ tên)
4. Thông tin pháp lý liên quan về trạm điện:
Căn cứ dựa trên quyết định Số: 41/2017/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang tập đoàn điện lực Việt Nam quản lý quy định như sau:
4.1. Trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước lập hồ sơ đề nghị điều chuyển, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản bao gồm:
a)
b) Công văn đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này: 01 bản chính;
d) Các tài liệu có liên quan đến tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam xin ý kiến về việc tiếp nhận tài sản.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ý kiến về việc tiếp nhận tài sản gửi bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tài sản đề nghị điều chuyển (02 bản chính).
4. Trên cơ sở ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị có công trình điện phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện kiểm kê theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 8 Quyết định này. Đối với tài sản thuộc công trình điện hư hỏng, không thể sử dụng được, cơ quan, tổ chức, đơn vị có công trình điện có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, xác định giá trị tài sản, định kỳ hàng quý (trong trường hợp có phát sinh), bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chuyển tài sản.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản bao gồm:
a) Công văn đề nghị điều chuyển tài sản của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này: 01 bản chính;
c) Công văn đề nghị tiếp nhận tài sản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 01 bản chính;
d) Các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này: 01 bản sao.
6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chuyển tài sản theo thẩm quyền.
4.2. Trình tự, thủ tục bàn giao, tiếp nhận công trình điện:
2. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản bàn giao, tiếp nhận công trình điện gồm: Bên giao; bên nhận; danh mục tài sản giao nhận; giá trị tài sản giao nhận. Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Hồ sơ bàn giao, tiếp nhận công trình điện gồm có hồ sơ gốc và hồ sơ được lập tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận.
1. Hồ sơ gốc bao gồm:
a) Quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được duyệt có liên quan đến công trình điện,
b) Các chứng từ, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản lưới điện, cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 01 bản sao;
c) Báo cáo quyết toán được duyệt của cấp có thẩm quyền (nếu đã có quyết toán được phê duyệt): 01 bản sao;
d) Hồ sơ hoàn công, sơ đồ mặt bằng hành lang tuyến dây và mặt bằng trạm biến áp: 01 bản sao;
đ) Hồ sơ đất đai liên quan đến việc cấp đất hoặc giao đất để đầu tư công trình và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
Các bản sao quy định tại khoản này phải có chữ ký và đóng dấu xác nhận của Bên giao.
2. Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bên giao phối hợp với Bên nhận thực hiện lập hồ sơ tại thời điểm giao nhận bao gồm:
a) Sơ đồ mặt bằng thực trạng công trình điện do Bên giao phối hợp với Bên nhận lập tại thời điểm giao nhận để làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành, quản lý sau này (bản chính);
b) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản (bản chính).
3. Trường hợp các hồ sơ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này không có hoặc bị mất, Thủ trưởng Bên giao có văn bản xác nhận gửi Bên nhận và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình về việc mất hồ sơ hoặc không có hồ sơ gốc.
4.3. Trách nhiệm của Bên giao và Bên nhận:
a) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này, chủ trì cùng Bên nhận thực hiện kiểm kê, xác định giá trị tài sản bàn giao;
b) Thực hiện bàn giao tài sản và các hồ sơ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, quản lý, vận hành của Bên nhận;
c) Thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản bàn giao.
2. Bên nhận có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bên giao kiểm kê, xác định giá trị tài sản bàn giao;
b) Thực hiện tiếp nhận tài sản và các hồ sơ có liên quan;
c) Thực hiện hạch toán tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn;
d) Tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy Để đảm bảo quyền lợi cho bên giao và bên nhân thì pháp luật đã quy định về Trách nhiệm của Bên giao và Bên nhận, bên giao và bên nhận phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Trên đây là Mẫu biên bản bàn giao trạm điện và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông ti pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.