cơ quan chuyên môn có kết luận giám định tư pháp thì phải thực hiện việc bàn giao kết luận này cho chủ thể đã trưng cầu. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp và cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp là gì?
– Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Trong đó:
+ Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
+ Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
+ Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Người giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định của Luật Giám định tư pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
Người giám định tư pháp theo vụ việc là người đủ tiêu chuẩn quy định của Luật Giám định tư pháp, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là cơ quan, tổ chức đủ tiêu chuẩn quy định của Luật Giám định tư pháp, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
– Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp là văn bản ghi nhận sự kiện bàn giao kết luận giám định tư pháp của người có chuyên môn thực hiện việc giám định cho người trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp được sử dụng để ghi lại việc bàn giao kết luận giám định tư pháp và trên cơ sở đó, có căn cứ để xác định cơ quan giám định đã thực hiện việc giám định trên thực tế và đã đưa ra được kết luận về vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân trưng cầu hoặc yêu cầu, từ đó góp phần xác định sự thật khách quan của vụ việc, vụ án.
2. Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN BÀN GIAO KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
– Căn cứ
– Căn cứ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số …..;
– ….
Hôm nay, hồi …. giờ….ngày ….. tháng …. năm….tại: …………… (2)
Chúng tôi gồm:
1- Đại diện cơ quan trưng cầu/yêu cầu giám định:
+ Ông (bà) ………… chức vụ …….
+ Ông (bà) …… chức vụ ……..
2- Đại diện ……… (3):
+ Ông (bà) …………. chức vụ ……..
+ Ông (bà) ………. chức vụ ……….
3- Người chứng kiến (nếu có):
Ông (bà) ……… (4)
Tiến hành bàn giao kết luận giám định vụ việc và tài liệu phục vụ giám định theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định gồm:
– 02 Bản Kết luận giám định (giá trị pháp lý như nhau), mỗi bản ….trang, có đầy đủ chữ ký các thành viên tham gia giám định tư pháp hình thức … (giám định cá nhân hoặc giám định tập thể), có xác nhận đóng dấu của ….
– Tài liệu kèm theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định….. (5)
Việc bàn giao kết luận giám định và tài liệu phục vụ giám định kết thúc hồi …giờ… cùng ngày; biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, đã đọc lại cho hai bên giao nhận cùng nghe và thống nhất ký tên xác nhận, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN TRƯNG CẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ………….(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp:
(1) Điền rõ tên cơ quan/ Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Điền cụ thể và rõ ràng địa điểm giao nhận thông tin, tài liệu.
(3) Điền tên cơ quan, đơn vị hoặc giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Ghi rõ tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung thông tin, tài liệu.
Lưu ý: Khi giám định thì người giám định cần thực hiện việc lập hồ sơ giám định tư pháp, bao gồm:
– Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
– Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
– Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
– Bản ảnh giám định (nếu có);
– Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
– Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
– Kết luận giám định tư pháp.
4. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
– Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
– Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
– Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
6. Trưng cầu giám định tư pháp và yêu cầu giám định tư pháp
Đối với trưng cầu giám định tư pháp:
Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
– Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
– Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định
– Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.
Đối với yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự:
1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Trên đây là bài tư vấn của