Khi bàn giao hàng chuyển cửa khẩu thì cần lập biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu. Vậy mẫu biên bản giao hàng chuyển cửa khẩu là gì? Mẫu biên bản giao hàng chuyển cửa khẩu được dùng để làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giao hàng chuyển cửa khẩu là gì?
– Mẫu biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu là mẫu biên bản được lập ra để ghi lại toàn bộ việc bàn giao hàng khi chuyển cửa khẩu. Mẫu biên bản bàn giao hàng nêu rõ loại hàng hóa, tuyến đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, những hồ sơ giấy tờ liên quan của hải quan…
Mẫu Biên bản bàn giao thường được sử dụng nhiều khi bàn giao tài sản, hàng hóa hoặc công việc. Mẫu biên bản giao hàng chuyển cửa khẩu được dùng để ghi chép lại việc giao hàng chuyển cửa khẩu.
2. Mẫu biên bản giao hàng chuyển cửa khẩu:
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ BAN HÀNH VĂN BẢN
——-
Số: ……../BBBG-ĐVBH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
BIÊN BẢN BÀN GIAO HÀNG CHUYỂN CỬA KHẨU
Hồi ……. giờ ….. phút, ngày … tháng … năm ……, Chi cục Hải quan … bàn giao cho ông (bà) …………Đại diện của Công ty ………; Lô hàng thuộc tờ khai/vận tải đơn số: ………. để chuyển đến Chi cục Hải quan ………… gồm:(1)
1. Hồ sơ Hải quan:
a- Tờ khai hải quan: ……… bản chính; (2)
b- Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu: ……….. bản chính;(3)
c- Vận tải đơn (đối với hàng nhập khẩu đường biển): ………… bản sao;(4)
d- Bản kê chi tiết (nếu có): ………….. bản chính;(5)
2. Hàng hóa:
STT SỐ HIỆU CONTAINER HOẶC BIỂN KIỂM SOÁT PTVT SỐ SEAL CONTAINER SỐ SEAL HẢI QUAN GHI CHÚ
1.
2.
Biên bản về tình trạng container/hàng hóa (nếu có), số …..(6)
Tuyến đường vận chuyển …….. chiều dài ……. km (7)
Thời gian vận chuyển ……….. Giờ xuất phát/: ………(8)
Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hóa và hồ sơ hải quan: …….(9)
NGƯỜI KHAI HQ/NGƯỜI VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHI CỤC HQ NGOÀI CK
(Ký, đóng dấu công chức)
CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
(Ký, đóng dấu công chức)
Ghi chú:
– Tuyến đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, chiều dài: ghi theo khai báo trên Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu của người khai hải quan.
– Mục Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (ký, đóng dấu): Người ký là công chức được lãnh đạo Chi cục phân công.
Đề nghị ghi rõ số điện thoại và số fax để tiện cho việc thông tin giữa các đơn vị Hải quan có liên quan.
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền các thông tin về thời gian, địa điểm, các thông tin liên quan trong tờ khai
(2): Điền tờ khai hải quan
(3): Điền đơn đề nghị chuyển cửa khẩu
(4): Điền vận tải đơn (đối với hàng nhập khẩu đường biển)
(5): Điền bản kê chi tiết (nếu có)
(6): Điền biên bản về tình trạng container/hàng hóa (nếu có)
(7): Điền tuyến đường vận chuyển
(8): Điền thời gian vận chuyển
(9): Điền các vấn đề khác có liên quan đến hàng hóa và hồ sơ hải quan
4. Một số biên bản khác liên quan và những lưu ý:
TÊN CƠ QUAN………
Số: …../BB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Giữa ……………(bên giao) và ………….(bên nhận)
Hôm nay ngày …. tháng ….. năm …. tại … đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa …(bên giao)
và …(bên nhận) thực hiện theo … của … ngày …
I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1/ Bên giao:
– Ông: …… Chức vụ: …
– Ông: …… Chức vụ: …
– Bà: …….. Chức vụ: …
2/ Bên nhận:
– Ông: …Chức vụ: …
– Ông: … Chức vụ: …
– Bà: … Chức vụ: ……
Chủ tọa: Ông ……
Thư ký: Ông ………
II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:
Bên ……. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ….. theo biểu thống kê sau:
Bản thống kê tài sản bàn giao
Số TT Tên tài sản Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
Cộng
Tổng giá trị: Bằng số ………
Bằng chữ ………
Kể từ ngày …… số tài trên do bên …… chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận giữ 2 bản.
CHỮ KÝ BÊN GIAO CHỮ KÝ BÊN NHẬN
Biên bản bàn giao tài sản:
– Biên bản bàn giao tài sản là loại giấy tờ được lập ra sau khi giữa bên bàn giao và bên nhận bàn giao đã thoả thuận mọi vấn đề về việc chuyển giao tài sản theo yêu cầu.
– Sự xác nhận chuyển giao tài sản được lập thành biên bản bàn giao có thể thực hiện giữa các cá nhân với nhau, giữa các doanh nghiệp, hoặc sử dụng trong việc bàn giao tài sản công thuộc sở hữu nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công nghiệp, các cơ quan nhà nước phục vụ cho các mục đích công việc trong phạm vi nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị này.
– Loại văn bản này có vai trò giúp cho bên bàn giao và bên nhận bàn giao ràng buộc với nhau rõ ràng về trách nhiệm đối với các loại tài sản được bàn giao, có văn bản làm chứng, có thể có hoặc không có bên thứ 3 chứng kiến.
– Việc xác lập biên bản bàn giao tài sản có chữ ký xác nhận rõ ràng của các bên sẽ giúp hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra, là cơ sở pháp lý để toà án có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản được giao nhận.
Những trường hợp cần làm biên bản bàn giao tài sản?
– Theo thông tư quy định cập nhật mới nhất của Bộ Tài Chính, việc tiếp nhận, bàn giao tài sản giữa hai bên giao nhận là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước phải được lập thành biên bản bàn giao tài sản cụ thể, rõ ràng và có sự xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và phải được gửi về cơ quan tài chính cùng cấp để tiện phối hợp theo dõi quản lý.
– Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro tranh chấp có thể xảy ra sau khi giao nhận tài sản, biên bản bàn giao tài sản được xem như một chứng cứ pháp lý hữu hiệu giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên liên quan. Chính vì vậy, hiện nay, biên bản bàn giao tài sản còn áp dụng trong nhiều trường hợp cụ thể liên quan giữa các cá nhân với nhau, giữa các doanh nghiệp tư nhân hoặc để xác nhận việc bàn giao và tiếp nhận tài sản là phương tiện, máy móc, trang thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình làm việc trong các công ty, doanh nghiệp. Theo đó, biên bản bàn giao tài sản có thể sử dụng trong các trường hợp sau:
– Xác nhận việc chuyển giao và nhận tài sản được người khác tặng cho, biếu, viện trợ, nhận góp vốn.
– Xác nhận việc bàn giao tài sản cho thuê, đưa tài sản vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác nhằm làm cơ sở cho việc quyết toán các hợp đồng kinh tế đi kèm.
– Giao nhận tài sản là phương tiện, trang thiết bị, máy móc, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Đây là cơ sở để giải quyết việc bồi thường theo
– Bàn giao tài sản khi nghỉ việc.
– Bàn giao khi thế chấp tài sản.
– Bàn giao tài sản bán đấu giá cho người mua.
– Bàn giao tài sản có giá trị mà mình nhặt được để có thể hoàn trả lại cho người sở hữu.
– Bàn giao tài sản liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra, xét xử.
– Biên bản bàn giao được sử dụng để làm gì?
Trong cuộc sống hiện nay, việc chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, diễn ra hàng ngày. Để tránh phát sinh những tranh cãi, rủi ro, tranh chấp không mong muốn, các bên cần tiến hành lập biên bản bàn giao:
+ Khi các bên bàn giao tài sản (chẳng hạn bàn giao tài sản khi cho thuê nhà, bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê…) thì lập biên bản bàn giao tài sản;
+ Khi các bên bàn giao hàng hóa trong quá trình mua bán, giao nhận hàng hóa, ký gửi hàng hóa… thì các bên lập biên bản bàn giao hàng hóa;
+ Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển công tác, nghỉ ốm… cần bàn giao lại các đầu mục công việc để cho người tiếp nhận công việc nắm rõ thì cần làm
Biên bản bàn giao được coi là bằng chứng xác định ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm nếu việc bàn giao xảy ra tranh chấp sau này. Vì thế, mỗi Biên bản bàn giao phải được lập thành 02 bản, mỗi bên được giữ 01 bản.
– Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp….
– Trong quá trình làm việc, giao dịch, có thể do lỗi chủ quan hay khách quan mà việc bàn giao có thể dẫn đến các tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao. Vì thế, biên bản bàn giao có ý nghĩa rất lớn trong những trường hợp này.
– Khi lập biên bản bàn giao tài sản cần có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản) để đảm bảo tính pháp lý của biên bản. Chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao và có chữ ký các bên thì khi tranh chấp xảy ra mới dễ dàng phân biệt được bên nào có lỗi.
– Do vậy, việc xác lập các giấy tờ, biên bàn bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Ngay cả trong các mối quan hệ thân thiết vẫn nên có biên bản bàn giao rõ ràng để tránh tranh chấp.
Cách lập biên bản bàn giao tài sản:
Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên cần phải lưu ý những điều sau:
– Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận;
– Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
– Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
– Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).