Pháp luật đã quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc. Vậy mẫu biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc là gì?
Mẫu biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT- BTNMT quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc. Mẫu dùng để ban giao dấu mốc theo quy định của pháp luật.
Mẫu biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được dùng để ghi nhận về quá trình bàn giao dấu mốc đo đạc
2. Mẫu biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN BÀN GIAO DẤU MỐC ĐO ĐẠC
Căn cứ Thông tư số …../2015/TT-BTNMT ngày …. tháng ….. năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc,(1)
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……….., tại ……. thuộc xã (phường, thị trấn) …. huyện (quận, thị xã, thành phố) ….. tỉnh (thành phố) …….., chúng tôi gồm:(2)
1. Đại diện Đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc (3)
Ông (Bà): …….. Chức vụ: …
Ông (Bà): …….. Chức vụ: …
2. Đại diện UBND (cấp xã) (4)
Ông (Bà): ……….. Chức vụ: ……
Ông (Bà): ……….. Chức vụ: ……
3. Chủ sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc) (5)
Ông (bà): ………… Số CMTND …… Nơi cấp ……. ngày cấp ……
Đã tiến hành công tác bàn giao công trình xây dựng đo đạc ……. tại thực địa cho Ủy ban nhân dân xã ……………………., với các nội dung như sau: (6)
– Số hiệu mốc …………., nằm trên mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 có phiên hiệu là: ………………
– Vị trí mốc: Xây dựng đúng theo vị trí thể hiện trên sơ đồ vị trí điểm tương ứng;
– Tình trạng dấu mốc: nguyên vẹn, được xây dựng theo đúng thiết kế với cấp hạng mốc tương ứng;
UBND xã (phường, thị trấn) ……. đã tiếp nhận đầy đủ số lượng dấu mốc đo đạc đã chôn (gắn) trên địa bàn xã (phường, thị trấn) …. và các tài liệu kèm theo:
– Bản sao Ghi chú điểm;
– Bản sao
Căn cứ biên bản bàn giao này, UBND (cấp xã) …….., công chức địa chính cấp xã và Ông (Bà) …….. là chủ sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt mốc) có trách nhiệm bảo quản mốc tọa độ quốc gia trên theo quy định của pháp luật.
Biên bản này được làm thành 05 bản lưu tại: bản UBND cấp xã, Đơn vị xây dựng công trình đo đạc, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam mỗi nơi 01 bản có giá trị như nhau.
…, ngày …… tháng …. năm …….
BÊN GIAO
Đơn vị xây dựng công trình đo đạc
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
BÊN NHẬN
TM/UBND (cấp xã)
(phường, thị trấn)
(Ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)
Công chức địa chính xã
(phường, thị trấn)
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Đại diện chủ sử dụng đất
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản bàn giao mốc tọa độ:
(1): Điền căn cứ
(2): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(3): Điền đại diện đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc
(4): Điền đại diện của UBND cấp xã
(5): Điền chủ sử dụng đất( hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc
(6): Điền thông tin về tiến hành đo đạc( số hiệu mốc, tên của UBND, tên của chủ sử dụng đất/ chủ sở hữu công trình nơi đặt mốc)
4. Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 49/2015/TT- BTNMT quy định như sau:
Công trình xây dựng đo đạc
Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:
– Các trạm quan trắc cố định về thiên văn – trắc địa, vệ tinh, trọng lực, địa động lực, độ cao, độ sâu (sau đây gọi chung là trạm quan trắc cố định).
– Các điểm gốc đo đạc quốc gia.
– Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, gọi chung là các cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc.
– Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở, gọi chung là dấu mốc đo đạc.
Quản lý công trình xây dựng đo đạc
Nội dung quản lý công trình xây dựng đo đạc bao gồm:
– Xây dựng hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tổng kết việc thực hiện phân cấp quản lý khai thác, bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.
– Khôi phục, duy tu, bảo trì và phát triển hệ thống công trình xây dựng đo đạc.
– Cung cấp các thông tin, dữ liệu, số liệu có liên quan đến công trình xây dựng đo đạc cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.
– Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ và sử dụng công trình xây dựng đo đạc.
– Thống kê, đánh giá, cập nhật hiện trạng các công trình xây dựng đo đạc.
Cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc
– Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Trực tiếp quản lý các trạm quan trắc cố định, điểm gốc đo đạc quốc gia và các cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc;
+ Xây dựng và phát triển hệ thống đấu mốc đo đạc cơ sở quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
– Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường):
+ Trực tiếp quản lý dấu mốc đo đạc cơ sở quốc gia;
+ Tham gia công tác khôi phục, duy tu và bảo trì hệ thống dấu mốc đo đạc cơ sở quốc gia tại địa phương;
+ Xây dựng và quản lý hệ thống đấu mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
– Các Sở, Ban ngành ở địa phương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và quản lý dấu mốc đo đạc cơ sở chuyên dụng thuộc chuyên ngành của mình.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong xây dựng công trình xây dựng đo đạc
– Trước khi xây dựng công trình xây dựng đo đạc phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đất hoặc sử dụng công trình làm nơi đặt công trình xây dựng đo đạc theo quy định của pháp luật.
– Sau khi công trình xây dựng đo đạc hoàn thành, đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc làm biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc đo đạc. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được lập thành năm (05) bản và lưu giữ tại:
+ Đơn vị xây dựng công trình đo đạc: 01 bản;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 01 bản;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 01 bản;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 bản;
+ Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam: 01 bản.
– Sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm và các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trực tiếp khai thác, sử dụng tại địa phương. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc lập theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc
– Khi sử dụng công trình xây dựng đo đạc cần liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã để được chỉ dẫn. Trong quá trình sử dụng phải giữ gìn, bảo vệ, không làm hư hỏng dấu mốc đo đạc, sử dụng xong phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu.
– Không được làm hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc cản trở việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng đo đạc.
–
Trách nhiệm của chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có công trình xây dựng đo đạc
– Phải bảo vệ, không được làm hư hỏng, hủy hoại hoặc cản trở việc khai thác sử dụng công trình xây dựng đo đạc trong quá trình sử dụng đất và công trình.
– Khi có công trình kiến trúc mới được xây dựng trên thửa đất liền kề làm ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng công trình xây dựng đo đạc thì phải
– Trường hợp cải tạo, tu sửa hoặc xây dựng mới công trình có thể làm ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc thì chủ sử dụng đất có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để có biện pháp bảo vệ dấu mốc đo đạc.
– Trường hợp phải di dời hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc có trên thửa đất hoặc gắn vào công trình kiến trúc thì chủ sử dụng đất phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết. Việc di dời hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc phân cấp tại Điều 5 của Thông tư này.
– Kinh phí di dời, khôi phục dấu mốc đo đạc do chủ đầu tư công trình, dự án chi trả.
– Trường hợp tự ý hủy hoại công trình xây dựng đo đạc thì chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Trách nhiệm và thời hạn giải quyết của cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc trong trường hợp phải di dời hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc
– Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình xin di dời hoặc hủy bỏ công trình xây dựng đo đạc do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ sử dụng đất, chủ sở hữu công trình biết.
– Cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc di dời, khôi phục các công trình xây dựng đo đạc bị hư hỏng.
– Trường hợp phải di dời dấu mốc đo đạc của các điểm đo đạc cơ sở quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường lập phương án kỹ thuật – dự toán di dời. Phương án cần được gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thẩm định trước khi phê duyệt và thực hiện.
– Kết quả hủy bỏ hoặc di dời công trình xây dựng đo đạc phải được cập nhật vào hồ sơ các tài liệu liên quan đến công trình xây dựng đo đạc lưu trữ tại cơ quan quản lý theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
– Trường hợp sử dụng nguồn kinh phí được cấp hàng năm của địa phương để duy tu, bảo trì khôi phục hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường phải gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thẩm định phương án kỹ thuật – dự toán di dời, khôi phục trước khi thực hiện.