Khi thực hiện xác định được mốc đo đạc, thì sẽ thành lập danh sách mốc đo đạc và bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền. Trong hoạt động bàn giao danh sách mốc đo đạc thì biên bản bản giao danh sách mốc đo đạc là thành phần không thể thiếu.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc là gì? Mục đích của biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc là gì?
Thông tư số 49/2015/TT- BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc quy định như sau:
“Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:
1. Các trạm quan trắc cố định về thiên văn – trắc địa, vệ tinh, trọng lực, địa động lực, độ cao, độ sâu (sau đây gọi chung là trạm quan trắc cố định).
2. Các điểm gốc đo đạc quốc gia.
3. Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, gọi chung là các cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc.
4. Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở, gọi chung là dấu mốc đo đạc.” (Điều 2)
Như vậy có thể thấy mốc đo đạc là một thành phần của công trình đo đạc.
Biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc là văn bản do đơn vị xây dựng các mốc đo đạc lập gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bàn giao các mốc đo đạc.
Biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc được dùng khi bên xây dựng bàn giao danh sách các mốc đo đạc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc:
Mẫu biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc được ban hành kèm theo phụ lục trong Thông tư số 49/2015/TT- BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc. Mẫu biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN BÀN GIAO DẤU MỐC ĐO ĐẠC
– Căn cứ Thông tư số …../2015/TT-BTNMT ngày …. tháng ….. năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc,
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……….., tại ……. thuộc xã (phường, thị trấn) …. huyện (quận, thị xã, thành phố) ….. tỉnh (thành phố) ….., chúng tôi gồm:
1. Đại diện Đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc
Ông (Bà): …… Chức vụ: …
Ông (Bà): …. Chức vụ: …
2. Đại diện UBND (cấp xã)
Ông (Bà): ……. Chức vụ: …..
Ông (Bà): …….. Chức vụ: ……
3. Chủ sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc)
Ông (bà): …… Số CMTND …… Nơi cấp ……. ngày cấp ……
Đã tiến hành công tác bàn giao công trình xây dựng đo đạc ……tại thực địa cho Ủy ban nhân dân xã …., với các nội dung như sau:
– Số hiệu mốc …., nằm trên mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 có phiên hiệu là: ….
– Vị trí mốc: Xây dựng đúng theo vị trí thể hiện trên sơ đồ vị trí điểm tương ứng;
– Tình trạng dấu mốc: nguyên vẹn, được xây dựng theo đúng thiết kế với cấp hạng mốc tương ứng;
UBND xã (phường, thị trấn) ……………. đã tiếp nhận đầy đủ số lượng dấu mốc đo đạc đã chôn (gắn) trên địa bàn xã (phường, thị trấn) …………. và các tài liệu kèm theo:
– Bản sao Ghi chú điểm;
– Bản sao
Căn cứ biên bản bàn giao này, UBND (cấp xã) ……, công chức địa chính cấp xã và Ông (Bà) ………. là chủ sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt mốc) có trách nhiệm bảo quản mốc tọa độ quốc gia trên theo quy định của pháp luật.
Biên bản này được làm thành 05 bản lưu tại: bản UBND cấp xã, Đơn vị xây dựng công trình đo đạc, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam mỗi nơi 01 bản có giá trị như nhau.
Địa danh …., ngày … tháng …. năm ……
.BÊN GIAO
Đơn vị xây dựng công trình đo đạc
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
BÊN NHẬN TM/UBND (cấp xã)
(phường, thị trấn)
(Ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)
Công chức địa chính xã
(phường, thị trấn)
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Đại diện chủ sử dụng đất
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Mẫu biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc được ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ- CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN BÀN GIAO DANH SÁCH MỐC ĐO ĐẠC
Hôm nay, ngày……tháng…năm….,tại: (1)(tỉnh/thành phố)…..
Chúng tôi gồm:
Chủ đầu tư (Bên giao) …..
Đại diện là ông/bà:…… Chức vụ:….
Sở Tài nguyên và Môi trường (Bên nhận): ……
Đại diện là ông/bà:…… Chức vụ:…
Đã tiến hành bàn giao danh sách mốc đo đạc trên địa bàn tỉnh/thành phố……, cụ thể như sau:
1. Danh sách mốc đo đạc
STT | Số hiệu mốc | Cấp hạng | Nơi đặt mốc (Tên đơn vị hành chính cấp xã) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Sơ đồ vị trí mốc đo đạc
Tổng số có …… sơ đồ vị trí mốc đo đạc tương ứng với danh sách mốc đo đạc.
Biên bản này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau. Chủ đầu tư giữ 02 bản; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giữ 02 bản./.
CHỦ ĐẦU TƯ
(Chức vụ, ký, họ tên, đóng dấu)
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC UBND CẤP TỈNH
(Chức vụ, ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hướng dẫn viết biên bản bản giao danh sách mốc đo đạc:
– Biên bản bàn giao ghi chi tiết ngày tháng năm lập biên bản.
– Phần đại diện đơn vị xây dựng, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã ghi tên của người đại diện theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân và chức vụ của họ.
– Phần chủ sử dụng đất thì cũng ghi họ tên của họ theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân. Ghi chi tiết số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp của chủ sử dụng đất/ Chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc.
– Ghi số hiệu mốc đo đạc.
– Cuối biên bản bàn giao ghi địa danh nơi lập và ngày tháng năm lập biên bản.
4. Hoạt động bàn giao mốc đo đạc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Nghị định số 27/2019/NĐ- CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ quy định về hoạt động bàn giao mốc đo đạc như sau:
Tại khoản 3 Điều 12 quy định:
“Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc tại thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của chủ sử dụng đất có liên quan theo Mẫu số 03 Phụ lục I, kèm theo sơ đồ vị trí mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; bàn giao danh sách kèm theo sơ đồ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Đồng thời, chủ đầu tư bàn giao hồ sơ, kết quả xây dựng mốc đo đạc theo quy định của đề án, dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt.”
Thông tư số 49/2015/TT- BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc quy định như sau:
– Trước khi xây dựng công trình xây dựng đo đạc phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đất hoặc sử dụng công trình làm nơi đặt công trình xây dựng đo đạc theo quy định của pháp luật.
– Sau khi công trình xây dựng đo đạc hoàn thành, đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc làm biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc đo đạc. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được lập thành năm (05) bản và lưu giữ tại:
+ Đơn vị xây dựng công trình đo đạc: 01 bản;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 01 bản;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 01 bản;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 bản;
+ Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam: 01 bản.
– Sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm và các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trực tiếp khai thác, sử dụng tại địa phương. (Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong xây dựng công trình xây dựng đo đạc)
Khi các mốc đo đạc được xây dựng xong thì các đơn vị xây dựng tiến hành bàn giao các mốc đo đạc cho các cơ quan có thẩm quyền như ủy ban nhân dân cấp xã, sở tài nguyên môi trường, …
Mọi cơ quan, tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm trong hoạt động quản lý, bảo trì các mốc đo đạc cũng như cơ sở hạ tầng của mốc đo đạc.