Bản bàn giao ông việc có tính chất quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyền lợi giữa các bên liên quan. Dưới đây là Mẫu biên bản bàn giao công việc file Word, Excel mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao công việc là gì?
Biên bản bàn giao công việc là một tài liệu ghi lại quá trình bàn giao công việc giữa người nghỉ việc hoặc chuyển công tác và người được ủy nhiệm tiếp quản công việc. Biên bản này có tác dụng đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong quá trình chuyển giao công việc và đồng thời giúp cho công việc được tiếp tục thực hiện một cách liên tục, hiệu quả và đảm bảo chất lượng.
Các nội dung chính của biên bản bàn giao công việc bao gồm:
– Thông tin về người nghỉ việc hoặc chuyển công tác;
– Thông tin về người được ủy nhiệm tiếp quản công việc;
– Nội dung công việc đã thực hiện, các tài liệu, hồ sơ, dữ liệu và thiết bị liên quan đến công việc;
– Các vấn đề còn chưa hoàn thành, chưa được giải quyết hoặc cần tiếp tục thực hiện;
– Thời gian bàn giao công việc và thời gian tiếp quản công việc;
– Ký tên và xác nhận của cả hai bên về việc hoàn thành quá trình bàn giao công việc;
Biên bản bàn giao công việc là một trong những tài liệu quan trọng trong quản lý công việc và có giá trị pháp lý nếu có tranh chấp liên quan đến công việc trong tương lai.
1. Mẫu biên bản bàn giao công việc file word mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—-
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC
Hôm nay, ngày…/…../….., tại…..
Chúng tôi gồm:
I. Bên giao:
Ông/Bà: …
Chức danh:…Bộ phận: …
II. Bên nhận:
Ông/Bà: …
Chức danh:……Bộ phận: ……
Lý do bàn giao:
……
Cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau:
A. BÀN GIAO CÔNG VIỆC | ||||
STT | Nội dung công việc | Người nhận | ||
1 |
|
| ||
2 |
|
| ||
… |
|
| ||
B. BẢN GIAO TÀI LIỆU, TÀI SẢN | ||||
STT | Tên tài liệu, tài sản | Số lượng | Tình trạng | Vị trí |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện và toàn bộ tài liệu, tài sản đang sử dụng đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao (Ký, ghi rõ họ tên) | Bên nhận (Ký, ghi rõ họ tên) | Bên làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Mẫu biên bản bàn giao công việc kế toán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
———————–
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-PGD&ĐT, ngày …./…../….của ……
Hôm nay, vào lúc ….. giờ, ngày …tháng ….. năm …..; tại ….
Chúng tôi gồm có:
1. Bên bàn giao:
– Ông (Bà): …. ; chức vụ: …
2. Bên nhận bàn giao:
– Ông (Bà): … ; chức vụ: ….
3. Các thành phần tham gia bàn giao, gồm:
– Ông (Bà): … ; Chức vụ: …..
– Ông (Bà): … ; Chức vụ: Kế toán cũ
– Ông (Bà): …; Chức vụ: Kế toán mới
*Sau khi xem xét chúng tôi thống nhất bàn giao công tác kế toán, gồm các nội dung sau:
- Bàn giao chứng từ năm …….. trở về trước.
- Bàn giao về tài sản, tiền quỹ của trường.
- Bàn giao số liệu về các khoản nợ phải thu, phải trả của từng đối tượng
- Bàn giao tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đến thời điểm bàn giao
- Sổ sách kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến thời điểm bàn giao năm ……….. phần mềm kế toán MISA.
- Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các tài liệu có liên quan
- Bàn giao số liệu và tình hình thu chi của từng quỹ.
- ….(nếu có phát sinh nội dung khác )
*Nội dung bàn giao chi tiết như sau:
1. Chứng từ, sổ sách năm …..trở về trước:
– Nếu hệ thống sổ sách chứng từ các năm trước không liên quan nhiều đến nhiệm vụ ngân sách năm …..thì có thể bàn giao gói gọn và có dán niêm phong và ký tên cho kế toán mới lưu trữ, bảo quản. (cần ghi rõ hồ sơ từng năm)
2. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính năm ….:
2.1 Hồ sơ liên quan đến công tác thực hiện thu, chi ngân sách, các quỹ và tài chính khác năm …
– Hồ sơ liên quan đến việc quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ (Bao gồm sổ TSCĐ, CCDC năm …, biên bản kiểm kê TSCĐ, CCDC năm …. quyết định ghi tăng, giảm TSCĐ, CCDC năm …..(nếu có phát sinh)
– Bộ dự toán và công khai dự toán năm ….. (Bao gồm dự toán thu, chi NSNN và hoạt động tài chính khác năm …, qua chế chi tiêu nội bộ, nghị quyết chi ngân sách năm ….)
– Báo cáo thu, chi NSNN, bảng đối chiếu tài khoản tiền gửi từ tháng …./…đến tháng …./… (Bắt buộc Có xác nhận của KBNN).
2.2 Tình hình kinh phí năm ….:
– Số kết dư năm …. chuyển qua (Có bảng chi tiết số chuyển qua, số đã sử dụng đến thời điểm bàn giao, số còn lại).
– Số kinh phí kinh phí …. còn lại tại KBNN (Bao gồm cả tiền NSNN, học phí các quỹ khác)
– Tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị (từng loại quỹ, Có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt).
– Tình hình thu, nộp tiền biên lai học phí (Xác định rõ số biên lai được nhận, đến thời điểm bàn giao đã thu tới đâu, nộp KBNN như thế nào).
2.3 Bàn giao sổ sách kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh năm …..và phần mềm kế toán MISA.
Sổ sách kế toán từng năm (toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán, lưu ý: Ngoài việc bàn giao sổ ra, còn phải đối chiếu số liệu trên sổ sách có khớp đúng trên bảng cân đối tài khoản hay không).
– Năm …. (gồm các loại sổ: …..)….
– Năm ….
– Năm …..
2.4 Phần mềm kế toán
Bản quyền phần mềm kế toán quản lý ngân sách Misa, số lượng: 01 phần mềm; phần phần này đang được cài đặt tại máy ….., tình trạng: ….
2.5 Tài sản công tại đơn vị (nội dung này cần phải đối chiếu giữa số liệu theo sổ sách kế toán và số liệu theo thực tế, những tài sản nào bị mất phải ghi rõ ai người chịu trách nhiệm).
– Sổ Tài sản cố định, CCDC ,biên bản kiểm kê và các quyết định ghi tăng, ghi giảm TSCĐ, CCDC. Lưu ý kiểm tra xem từ đầu năm đến thời điểm hiện tại có phát sinh việc mua sắm hay không, đã ghi vào sổ sách chưa. Khi bàn giao TSCĐ có lập biên bản bàn giao cho đối tượng sử dụng hay không.
3.Bàn giao số liệu về các khoản nợ phải thu, phải trả của từng đối tượng
3.1 Các khoản phải thu: ( trường còn phải thu ghi rõ số tiền và nội dung thu)
– …..
3.2 Các khoản phải trả: (trường còn thiếu chưa có hóa đơn ghi rõ số tiền và nội dung trả)
– ….
4. Các nội dung khác:
– …
5. Trách nhiệm các bên:
– Phần thực hiện thu, chi từ ngày ……/…../…. trở về trước thuộc trách nhiệm của …
– Phần thực hiện thu, chi kể từ ngày …../…../…. trở về sau thuộc trách nhiệm của ….
Công tác bàn giao kết thúc lúc ….. giờ cùng ngày; Biên bản bàn giao này có … trang, từ trang 1 đến trang …., biên bản được lập thành ….. bản, có giá trị pháp lý như nhau: Bên bàn giao 01 bản, bên nhận bàn giao 01 bản, Chủ tài khoản nhận 01 bản; các thành viên tham gia bàn giao tự đọc thống nhất các nội dung như trên và cùng ký tên dưới đây./.
Bên bàn giao | Bên nhận bàn giao |
4. Các loại biên bản bàn giao phổ biến hiện nay:
Có nhiều loại biên bản bàn giao được sử dụng hiện nay, tùy thuộc vào mục đích và lĩnh vực áp dụng. Sau đây là một số loại biên bản bàn giao phổ biến:
– Biên bản bàn giao công việc: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao công việc từ người nghỉ việc hoặc chuyển công tác sang người được ủy nhiệm tiếp quản công việc;
– Biên bản bàn giao tài sản: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao tài sản từ người nghỉ việc hoặc chuyển công tác sang người được ủy nhiệm tiếp quản tài sản;
– Biên bản bàn giao vị trí: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao vị trí, chức vụ từ người nghỉ việc hoặc chuyển công tác sang người được bổ nhiệm vào vị trí, chức vụ đó;
– Biên bản bàn giao sản phẩm: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao sản phẩm từ người sản xuất hoặc người gia công sang người mua hoặc người tiếp nhận sản phẩm;
– Biên bản bàn giao dự án: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao dự án từ người thực hiện hoặc quản lý dự án sang người tiếp nhận và hoàn thành dự án;
– Biên bản bàn giao hợp đồng: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao hợp đồng từ người ký kết hoặc người thực hiện hợp đồng sang người mua hoặc người tiếp nhận hợp đồng;
– Biên bản bàn giao quyền sử dụng tài khoản: Là biên bản ghi lại quá trình chuyển giao quyền sử dụng tài khoản từ người sử dụng tài khoản sang người được ủy nhiệm tiếp quản tài khoản;
Các loại biên bản bàn giao trên đều có tính chất quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong quá trình chuyển giao thông tin, tài sản hoặc quyền lợi giữa các bên liên quan.
5. Vai trò của biên bản bàn giao công việc:
Thứ nhất, thực hiện đúng nghĩa vụ trong
Thứ hai là trách nhiệm của người bàn giao đối với công việc khi phải tạm thời không tiếp nhận công việc một thời gian nhất định.
Thứ ba, giúp người nhận bàn giao công việc nắm bắt được nhiệm vụ sẽ phải làm trong thời gian tới.