Áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp cưỡng chế trong bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này được thực hiện qua biên bản áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là mẫu văn bản được lập ra để ghi chép về việc áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp với nội dung nêu rõ thời gian lập biên bản, người bị áp giải…
Mục đích của mẫu biên bản áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Mẫu biên bản này nhằm mục đích ghi nhận lại quá trình áp giải người của cơ quan có thẩm quyền, thông tin người bị áp giải, quá trình áp giải, lệnh áp giải.
2. Những quy định liên quan đến áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:
Theo Điều 126
“Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.”
Điều 127
“1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.”
Quyết định áp giải:
Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung theo khoản 2 Điều 132 như sau:
“2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.”
Người thi hành quyết định áp giải: phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự:
“1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”
Mặt khác theo quy định tại Điều 20
“Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
…”
Điều 10
“Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.”
Theo đó nếu trong trường hợp dẫn giải được bị hại đến cơ quan có thẩm quyền giám định nhưng bị hại không muốn hợp tác ví dụ như: không cho giám định viên xem xét dấu vết trên thân thể, không cung cấp tài liệu liên quan… thì Cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án cũng sẽ gặp khó khăn.
3. Mẫu biên bản áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN ÁP GIẢI (1)………..
Hồi ………. giờ ………… ngày…………… tháng …………… năm ………. tại ………
Tôi: ………….. thuộc Cơ quan (2) …………… chủ trì tổ chức thi hành Quyết định áp giải (1) ……….. cùng với ông/bà: ………
Ông/bà: ………….
Ông/bà:……………. là người chứng kiến.
Thi hành Quyết định áp giải (1) …………. số: ……….. ngày ………. tháng ……… năm………. của ……. đối với:
Họ tên: …………. Giới tính:
Tên gọi khác: …………..
Sinh ngày ………… tháng ………… năm ………. tại: ……
Quốc tịch: ……………; Dân tộc: ………..; Tôn giáo: …..
Nghề nghiệp: ……….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ………..
cấp ngày………… tháng ………… năm ………. Nơi cấp: ………..
Nơi cư trú: ………..
Sau khi xác định đúng là người có tên trong Quyết định áp giải (1) ………….. trên đây, chúng tôi đã đọc, giải thích Quyết định áp giải (1) …………… và tiến hành áp giải.
Tình trạng sức khỏe của người bị áp giải:……….
Thái độ chấp hành của người bị áp giải:……….
Ý kiến của người bị áp giải: …………..
Việc áp giải kết thúc vào hồi ………. giờ …….. ngày…………tháng………….năm…
Biên bản đã được đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành ba bản, một bản giao cho người bị áp giải, hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI BỊ ÁP GIẢI
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH
(Nếu có)
NGƯỜI THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN (Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Biên bản cần được đảm bảo đúng chính xác cả về nội dung lẫn hình thức,
(1) Ghi rõ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc bị cáo; quyết định áp giải ngày tháng năm nào;
(2)
Ngoài ra thông tin người bị áp giải cần ghi rõ: họ và tên, tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, số chưng minh nhân dân và nơi cư trú, tình trạng sức khỏe của người bị áp giải, thái độ chấp hành của người bị áp giải, ý kiến của người bị áp giải.
Biên bản đã được đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận. Biên bản được lập thành ba bản, một bản giao cho người bị áp giải, hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.