Tiến hành báo cáo nhập khẩu, sử dụng phế liệu là một trong những hoạt động mà cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm thực hiện định kỳ tại cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay mẫu báo cáo về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu được thể hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu:
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
UBND TỈNH/TP…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | Địa danh, ngày …. tháng …. năm …. |
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM …….
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Thống kê về phế liệu nhập khẩu, sử dụng:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 1: …….
Lô hàng phế liệu nhập khẩu | Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm) | Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu | Cửa khẩu nhập khẩu | Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu | Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được |
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS | |||||
Lô 1 | Ngày… tháng…năm | ……. | |||
Lô 2 | |||||
….. | |||||
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu | |||||
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng | |||||
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS | |||||
Lô 1 | Ngày…tháng…năm | …… | |||
Lô 2 | |||||
…… | |||||
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu | |||||
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng |
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 2:…….
Lô hàng phế liệu nhập khẩu | Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm) | Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu | Cửa khẩu nhập khẩu | Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu | Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được |
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS | |||||
Lô 1 | Ngày…tháng…năm | ……. | |||
Lô 2 | |||||
…….. | |||||
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu | |||||
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng | |||||
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS | |||||
Lô 1 | Ngày…tháng…năm | …….. | |||
Lô 2 | |||||
……. | |||||
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu | |||||
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng |
II. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu:
– Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu trên địa bàn (những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các sự cố môi trường liên quan đến phế liệu và xử lý sự cố, ký quỹ và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu v.v…).
– Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất v.v….
– Các vấn đề khác.
III. Kết luận và kiến nghị: ……
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
2. Quy định của pháp luật về việc báo có nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu của cá nhân, tổ chức nhập khẩu phế liệu:
Phế liệu nhập khẩu không còn loại hàng hóa còn xa lạ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng. Thuật ngữ cũng đã được định nghĩa đầy đủ tại khoản 27 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH Luật Bảo vệ môi trường cụ thể như sau: Phế liệu được hiểu là vật liệu được cá nhân, tổ chức tiến hành thu hồi, hoặc phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Có thể thấy, việc nhập khẩu với các doanh nghiệp đem đến giá trị quan trọng và hỗ trợ được nhiều mục đích khác nhau. Lợi ích quan trọng nhất cần được nhắc đến đó là sư dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức Việt nam nhập khẩu phế liệu bị loại bỏ ra nhưng vẫn có thể tái chế để sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm khác giups tiết kiệm các khoản chi phí phải đầu tư lớn, đồng thời đây cũng được đánh giá là một trong những hinh thức hiệu quả để giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên được Nhà nước khuyến khích.
Ngày nay, việc nhập khẩu phế liệu phải nằm trong sự quản lý của Nhà nước, không thể diễn ra một cách tự phát nên định kỳ cá nhân, tổ chức có thực hiện hoạt động nhập khẩu sử dụng phế liệu phải thực hiện trách nhiệm báp cáo hoạt động này cho cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ Điều 63 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT năm 2019 hợp nhất Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu đã ghi nhận trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành với các nội dung như sau:
– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệmtuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được quy định theo pháp luật việt nam;
– Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải lưu ý thêm một số nội dung, đó là
+ Tiến hành hoạt động nhập khẩu đúng chủng loại, tuân thủ đúng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận được cấp hợp pháp;
+ Khi đã được chấp thuận nhập khẩu phế liệu thì cá nhân, tổ chức có thể thực sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở của mình theo quy định tại Nghị định này;
+ Cần lường trước và tìm ra hướng giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu, có thể kể đến việc phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
+ Cũng theo quy định thì hàng năm trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải hoàn thành báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm và các vấn đề môi trường liên quan. Việc báo cáo này sẽ sử dụng mẫu sẵn đã được quy định theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để đảm bảo sự thống nhất. Văn bản này sẽ được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở sản xuất để tổng hợp, báo cáo; đồng thời gửi cơ quan đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
– Riêng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất phải:
+ Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm quy định trong Giấy xác nhận;
+ Sử dụng toàn bộ số lượng, khối lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
+ Cần trú trọng trong việc phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý phù hợp;
+ Báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất. Việc báo cáo này được thực hiện theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để cơ quan này xem xét;
– Hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm theo quy định tại Nghị định này.
3. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc báo cáo nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu:
Theo quy định tại Điều 62 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT năm 2019 hợp nhất Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu đã ghi nhận Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vấn đề báo cáo nhập khẩu và sử dụng phế liệu được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân lựa chọn đặt nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
+ Có các hoạt động về việc tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu và sử dụng làm nguyên liệu nhập khẩu sản xuất trên địa bàn;
+ Có thể xem xét đến một số trường hợp cần thiết để thực hiện việc ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn;
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Hoạt động báo cáo này phải thực hiện theo định kỳ và mẫu thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Văn bản báo cáo sẽ được gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 03 của năm tiếp theo;
– Trên thực tế tồn tại trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu nhập có thể tiến hành phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu và cơ quan hải quan cửa khẩu xử lý các lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH Luật Bảo vệ môi trường;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT năm 2019 hợp nhất Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;