Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp phát hiện mất cháy hỏng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) cần phải tiến hành lập báo cáo về trường hợp mất cháy hỏng hóa đơn và tiến hành thông báo ngay cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo về mất cháy hỏng hóa đơn GTGT mới nhất:
Mẫu báo cáo về mất cháy hỏng hóa đơn GTGT mới nhất được soạn thảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO MẤT, CHÁY, HỎNG BIÊN LAI
1. Tên tổ chức, cá nhân làm mất, hỏng biên lai: …
2. Mã số thuế (nếu có): …
3. Địa chỉ: …
Căn cứ biên bản mất, cháy, hỏng biên lai.
Hồi …giờ …ngày …tháng …năm …, (tổ chức, cá nhân) xảy ra việc mất, cháy, hỏng, biên lai như sau:
STT | Tên loại biên lai | Mẫu số | Ký hiệu biên lai | Từ số | Đến số | Số lượng | Liên biên lai | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Lý do mất, cháy, hỏng biên lai: …(4)
Ngày… tháng …năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Xử lý khi phát hiện bị mất cháy hỏng hóa đơn GTGT:
Hiện nay, nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phát hiện mất cháy hỏng hóa đơn GTGT phải tiến hành đồng thời việc lập báo cáo về mất cháy hỏng hóa đơn GTGT đồng thời báo ngay cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn chậm nhất 05 ngày tính từ ngày xảy ra sự việc mất cháy hỏng hóa đơn GTGT.
Cần lưu ý rằng, đối với trường hợp đến ngày cuối cùng tính kể từ ngày xảy ra sự việc mà trùng vào ngày nghỉ thì theo quy định ngày cuối cùng của thời hạn sẽ được tính là ngày tiếp theo sau ngày nghỉ đó.
Thủ tục
Bước 1:
Quý bạn đọc tiến hành truy cập trang website của Cơ quan Thuế Việt Nam theo đường link sau: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai
Sau khi đã tiến hành truy cập thành công website, quý bạn đọc tiến hành nhập mã số thuế của doanh nghiệp và click vào mục Đồng ý.
Bước 2: Quý bạn đọc ấn chọn mục Hóa đơn, sau đó click và mục Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn;
Bước 03: Lập Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn theo mẫu đã nêu tại mục (1);
Bước 04: Tiến hành ghi nhận dữ liệu và kết xuất file định dạng XML nộp.
Đầu tiên, quý bạn đọc nhấp chọn Ghi để ghi lại dữ liệu đã khai báo, Sau khi màn hình hiện đã ghi dữ liệu thành công, quý bạn đọc click vào mục Đóng.
Sau khi đã đóng thành công, quý bạn đọc ấn chọn Kết xuất để kết xuất file, click vào mục Chọn Kết xuất XML để kết xuất file và nhấp chọn Kết xuất.
3. Làm mất cháy hỏng hóa đơn GTGT bị xử phạt như thế nào?
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập. có hiệu lực thì nhiều quy định pháp luật đã được quy định rõ ràng hơn, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 125/2020/NĐ-CP các hành vi bị phạt cảnh cáo bao gồm các hành vi sao đây:
– Làm mất cháy hỏng hóa đơn GTGT đã xóa bỏ, đã lập sai và trường hợp người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn bị xóa bỏ hoặc hóa đơn bị lập sai.
– Làm mất cháy hỏng hóa đơn GTGT đã lập trong quá trình sử dụng, đã kê khai và nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán dịch vụ, hàng hóa và có tình tiết giảm nhẹ.
Thứ hai, đối với các hành vi sau đây xử phạt bằng hình thức phạt tiền.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi
– Đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ trường hợp đã nêu tại mục thứ nhất nêu trên.
– Đối với một trong các hành vi sau đây phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:
+ Kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định mà khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên;
+ Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Thứ ba, xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 102/2020/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi mất cháy hỏng hóa đơn GTGT như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã xóa bỏ, đã lập sai và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
– Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì cần phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
– Đối với một trong các hành vi sau đây, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:
+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua, đã phát hành của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
+ Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán dịch vụ, hàng hóa;
Đối với trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa tiến hành khai thuế;
Lưu ý: Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
– Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp nêu tại phần nội dung trên thì có thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thứ tư, trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn dưới đây mà do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, trường hợp bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
– Có hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
– Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán dịch vụ, hàng hóa;
Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.