Quỹ bảo hiểm xã hội có nguồn đóng góp từ khoản góp của người lao động, người sử dụng lao động và có cả sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước. Khi tổng hợp tình hình thu chi quỹ bảo hiểm xã hội thì cần lập báo cáo tổng hợp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội là mẫu báo cáo được lập ra khi tiến hành tổng hợp tình hình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội . Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thu chi quỹ bảo hiểm xã hội nêu rõ nội dung báo cáo.
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội được dùng để ghi chép lại tình hình thu- chi bảo hiểm xã hội. Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội là cơ sở để từ đó có những phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thu chi cũng như tình hình thực tế.
2. Mẫu báo cáo tổng hợp tình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội :
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU – CHI QUỸ BHXH
Năm……
PHẦN I – QUỸ HƯU TRÍ VÀ TRỢ CẤP (1)
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Thực hiện |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | Số dư quỹ năm trước chuyển sang | 01 | |
II | Số phát sinh tăng quỹ trong năm | 02 | |
Trong đó | |||
Thu từ các đối tượng | |||
Thu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ | |||
Thu từ hoạt động đầu tư tài chính | |||
Thu khác | |||
III | Số phát sinh giảm quỹ trong năm | 03 | |
Trong đó | |||
Chi lương hưu và trợ cấp | |||
Chi khác | |||
IV | Số dư quỹ chuyển sang năm sau (04 = 01 + 02 – 03) | 04 | |
Tổng cộng |
PHẦN II – QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH BẮT BUỘC (2)
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Thực hiện |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | Số dư quỹ năm trước chuyển sang | 01 | |
II | Số phát sinh tăng quỹ trong năm | 02 | |
Trong đó | |||
Thu từ các đối tượng | |||
Thu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ | |||
Thu từ hoạt động đầu tư tài chính | |||
Thu khác | |||
III | Số phát sinh giảm quỹ trong năm | 03 | |
Trong đó | |||
Chi quỹ khám chữa bệnh bắt buộc | |||
Chi khác | |||
IV | Số dư quỹ chuyển sang năm sau (04 = 01 + 02 – 03) | 04 | |
Tổng cộng |
PHẦN III – QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH TỰ NGUYỆN (3)
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Thực hiện |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | Số dư quỹ năm trước chuyển sang | 01 | |
II | Số phát sinh tăng quỹ trong năm | 02 | |
Trong đó | |||
Thu từ các đối tượng | |||
Thu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ | |||
Thu từ hoạt động đầu tư tài chính | |||
Thu khác | |||
III | Số phát sinh giảm quỹ trong năm | 03 | |
Trong đó | |||
Chi quỹ khám chữa bệnh tự nguyện | |||
Chi khác | |||
IV | Số dư quỹ chuyển sang năm sau (04 = 01 + 02 – 03) | 04 | |
Tổng cộng |
….., ngày….tháng…năm…
Người lập biểu
(Chữ ký, họ tên)
Trưởng ban KH-TC
(Chữ ký, họ tên)
Giám đốc BHXH
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo báo cáo tổng hợp tình hình thu chi quỹ bảo hiểm xã hội:
Trong mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội thì người lập biểu mẫu cần điền rõ những thông tin về chỉ tiêu, mã số, thực hiện.
(1): Điền thông tin về quỹ hưu trí và trợ cấp ( số dư quỹ năm trước, số phát sinh quỹ tăng trong năm, trong đó: có hu từ các đối tượng; hu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ; thu từ hoạt động đầu tư tài chính; thu khác; số phát sinh giảm quỹ trong năm; số dư quỹ chuyển sang năm sau)
(2): Điền thông tin về quỹ khám chữa bệnh bắt buộc ( số dư quỹ năm trước, số phát sinh quỹ tăng trong năm, trong đó: có hu từ các đối tượng; hu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ; thu từ hoạt động đầu tư tài chính; thu khác; số phát sinh giảm quỹ trong năm; số dư quỹ chuyển sang năm sau )
(3): Điền thông tin về quỹ khám chữa bệnh tự nguyện ( số dư quỹ năm trước, số phát sinh quỹ tăng trong năm, trong đó: có hu từ các đối tượng; hu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ; thu từ hoạt động đầu tư tài chính; thu khác; số phát sinh giảm quỹ trong năm; số dư quỹ chuyển sang năm sau )
4. Quy định về quỹ bảo hiểm xã hội:
– Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 30/2016/NĐ- CP
* Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
– Người sử dụng lao động đóng theo quy định của pháp luật, theo đó:
+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của
+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
– Người lao động đóng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
– Hỗ trợ của Nhà nước.
– Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều quỹ khác nhau trong đó có có các nguồn hỗ trợ từ nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư bên cạnh nguồn thu của người sử dụng lao động đóng hàng tháng theo quy định của pháp luật.
* Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Quỹ ốm đau và thai sản.
– Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, quỹ bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất. Trong đó quỹ hưu trí được hiểu là một định chế tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện và theo hợp đồng từ các cá nhân, công ty và chính phủ. Quỹ hưu trí hàng ngày thu các khoản đóng góp từ người sử dụng lao động và người lao động, cũng như trả cho người về hưu. Quỹ tử tuất được hiểu là việc trích nộp bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp vào thu nhập của người lao động đã đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho thân nhân hoặc các chi phí khác của người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết.
* Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào những mục đích như sau:
– Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
– Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
Có thể thấy rằng, quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng với rất nhiều mục đích như: chi trả cho người sử dụng lao động các chế độ theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó quỹ bảo hiểm xã hội còn được dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp
Theo đó, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được quản lý như sau:
– Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ như sau:
+ Thứ nhất , tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
+ Thứ hai cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
+Thứ ba, tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
– Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
Như vậy, các chức năng nhiệm vụ của chi phí quản lý bảo hiểm xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng là cách để cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống quản lý, phát triển hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội để công tác quản lý người tham gia được chặt chẽ, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác hơn, đồng thời cũng là biện pháp để tổ chức thu- chi bảo hiểm xã hội và các hoạt động bộ máy cơ quan bảo hiểm xã hội của các cấp.
– Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ- CP thì các hình thức đầu tư được quy định như sau:
– Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Mua trái phiếu Chính phủ;
+ Cho ngân sách nhà nước vay;
+ Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
+ Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ- CP chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
– Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Do đó, có thể thấy rằng quỹ bảo hiểm xã hội không chỉ để chi trả mà còn được dùng để đầu tư sinh lời, theo đó, các hình thức đầu tư như: mua trái phiếu chính phủ, cho ngân sách nhà nước vay, gửi tiền, đầu tư vào các dự án quan trọng theo quy định của thủ tướng Chính phủ. Việc đầu tư phải được thực hiện theo quy định của pháp luật cũng như tuỳ thuộc vào hình thức đầu tư mà sử dụng đối với những quỹ bảo hiểm khác nhau, và số tiền đầu tư cũng không được vượt quá mức quy định theo quy định của pháp luật.