Từ trước đến nay, Nhà nước quản lý chặt chẽ vấn đề sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài .Vậy, mẫu báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài? Quy định chung về báo cáo sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về việc người nước ngoài, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- 2 2. Mẫu báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
- 3 3. Quy định chung về báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
- 4 4. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ:
- 5 5. Trình tự, chế độ và nội dung báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
1. Quy định về việc người nước ngoài, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Người nước ngoài, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng phải nằm trong sự quản lý của nhà nước. Căn cứ theo Điều 159 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài như sau:
– Những trường hợp mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở theo các dự án tại Việt Nam mà luật nhà ở đã quy định và pháp luật có liên quan;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài các quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;
+ Một số các cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì cũng sẽ có quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của các tổ chức cá nhân nước ngoài thì phải thông qua các hình thức sau để hợp thức hóa:
+ Với các dự án nhà ở tại Việt Nam các cá nhân tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng theo các dự án này phù hợp với Luật nhà ở và Pháp luật Việt Nam có liên quan;
+ Việc sở hữu nhà ở thông qua quá trình mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở, thương mại trong đó bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Ngoại trừ một số trường hợp thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng an ninh theo quy định của chính phủ.
– Điều kiện của tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam được nhà nước quy định tại Điều 160 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở 2014 cụ thể như sau:
+ Trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 159 thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của luật này và pháp luật khác có quy định;
+ Các tổ chức nước ngoài nằm trong phạm vi quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 159 Luật này thì giấy chứng nhận để đầu tư là cơ sở pháp lý quan trọng hoặc giấy liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
+ Các cá nhân nằm trong quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải nằm trong trường hợp được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không nằm trong diện được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao lãnh sự theo quy định;
Như vậy căn cứ theo những quy định ở trên cá nhân người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và sở hữu nhà theo hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc thông qua việc mua thuê mua, nhận tặng cho, nhận quyền nhận thừa kế nhà ở thương mại trong đó bao gồm các căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ những địa điểm khu vực đảm bảo cho quốc phòng an ninh theo quy định của nhà nước.
2. Mẫu báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Mẫu 0019 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BXD quy định mẫu báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có dạng như sau:
UBND TỈNH…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo | ….., ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
TT | Đối tượng sở hữu | Loại nhà ở sở hữu | Ghi chú | |
Căn hộ | Nhà ở riêng lẻ | |||
I | Tổ chức nước ngoài | |||
1 | Quốc tịch A | |||
2 | Quốc tịch B | |||
3 | ….. | |||
II | Cá nhân nước ngoài | |||
1 | Quốc tịch C | |||
2 | Quốc tịch D | |||
3 | …… | |||
Tổng cộng |
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO |
3. Quy định chung về báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
– Cơ quan thực hiện báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 30, Thông tư 07/2021/TT-BXD sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở thì chế độ báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như sau:
Trách nhiệm báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài thì Sở xây dựng có trách nhiệm báo cáo vấn đề này đến Bộ xây dựng theo định kỳ là 6 tháng hoặc một năm. Trong một số trường hợp có yêu cầu đột xuất về tình hình sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn thì Sở xây dựng cũng phải có trách nhiệm báo cáo ngay lập tức lên Bộ xây dựng không phụ thuộc vào thời gian định kỳ thực hiện việc báo cáo này;
– Các cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình thông qua việc báo cáo đến Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường về việc cấp giấy chứng nhận kèm theo bản sao giấy chứng nhận đa cấp cho tổ chức cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Quá trình báo cáo này được thực hiện theo hướng dẫn mẫu tham khảo tại phụ lục số 23 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi quản lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 01/2023/TT-BXD quy định thời hạn báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
– Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0019 và Mẫu số 0020 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Tần suất báo cáo: 06 tháng, 01 năm.
– Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
4. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ:
Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ cũng là một vấn đề quan trọng được nhà nước quy định tại Điều 12, Nghị định 09/2019 NĐ-CP cụ thể như sau:
– Thứ nhất, đối với báo cáo định kỳ hàng tháng thời gian để tính báo cáo định kỳ này từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc ký báo cáo;
– Thứ hai đối với báo cáo định kỳ hàng quý thì sẽ tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối kỳ thuộc kỳ báo cáo;
– Thứ ba các cá nhân tổ chức thực hiện được báo cáo định kỳ 6 tháng thì thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm sẽ được tính từ ngày số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
– Ngoài ra, việc báo cáo định kỳ hàng năm cũng được áp dụng trong việc kiểm soát tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài cụ thể thời gian để tính báo cáo định kỳ hàng năm từ ngày 15 tháng 12 năm trước thì báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
– Đối với các báo cáo định kỳ khác thời gian để chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định. Bản báo cáo định kỳ này phải đáp ứng các quy định tại điều 5, 6, 7, 8 và 11 của nghị định này.
5. Trình tự, chế độ và nội dung báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Điều 47
+ Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà ở;
+ Cơ quan quản lý nhà ở thực hiện báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở đối với nhà ở đang được giao quản lý;
+ Nhà ở được xây dựng trên địa phương thì nằm trong sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đang quản lý thì thực hiện báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở thuộc phạm vi quản lý;
+ Sau khi nhận báo cáo thì Bộ Xây dựng tiến hành việc tổng hợp thông tin này và nhanh chóng báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở 2014;
– Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
– Thông tư số 07/2021/TT-BXD của Bộ Xây Dựng: Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 và Thông tư số
– Thông tư số 01/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.