Hàng năm, các cơ quan tổ chức có trách nhệm thực hiện việc báo cáo tình hình quản lý an toàn lao động xây dựng lên cơ Bộ Xây dựng. Vậy, mẫu báo cáo tình hình quản lý an toàn lao động xây dựng có nội dung gì? Khi nào phải chốt số liệu báo cáo trong quản lý an toàn lao động xây dựng?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo tình hình quản lý an toàn lao động xây dựng:
- 2 2. Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về quản lý an toàn lao động xây dựng:
- 3 3. Quy định về trách nhiệm quản lý công tác an toàn lao động xây dựng:
- 4 4. Khi nào phải chốt số liệu báo cáo trong quản lý an toàn lao động xây dựng?
1. Mẫu báo cáo tình hình quản lý an toàn lao động xây dựng:
TÊN CƠ QUAN (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./BC-Tên viết tắt cơ quan báo cáo | …., ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO
Về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng do …(1)… quản lý
Năm …..(2)…..
I. Số lượng công trình xây dựng
Thống kê số lượng các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua công tác kiểm tra, nghiệm thu:
Loại công trình | Đang tổ chức kiểm tra | Đã chấp thuận nghiệm thu | Không chấp thuận nghiệm thu (3) | ||||||||||||
Cấp công trình | Cấp công trình | Cấp công trình | |||||||||||||
Đặc biệt | I | II | III | IV | Đặc biệt | I | II | III | IV | Đặc biệt | I | II | III | IV | |
Dân dụng | |||||||||||||||
Công nghiệp | |||||||||||||||
Giao thông | |||||||||||||||
Nông nghiệp và PTNT | |||||||||||||||
Hạ tầng kỹ thuật | |||||||||||||||
Tổng số |
Trong đó:
1. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương: công trình.
2. Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác: công trình.
3. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng thuộc đối tượng quản lý:
a) Về chất lượng thi công xây dựng;
b) Về tình hình vi phạm quy định về quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã bị xử lý vi phạm hành chính;
c) Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng, đình chỉ khai thác, sử dụng.
II. Sự cố công trình xây dựng
a. Thống kê số lượng sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng:
Loại công trình | Công trình đang thi công xây dựng | Công trình đang khai thác, sử dụng | ||||
Cấp sự cố | Cấp sự cố | |||||
I | II | III | I | II | III | |
Dân dụng | ||||||
Công nghiệp | ||||||
Giao thông | ||||||
Nông nghiệp và PTNT | ||||||
Hạ tầng kỹ thuật | ||||||
Tổng số |
b. Kết quả giám định chất lượng, giải quyết sự cố công trình xây dựng:
– Công tác giám định chất lượng, giám định nguyên nhân sự cố đối với các công trình xây dựng theo thẩm quyền quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 52 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP);
– Kết quả giải quyết các sự cố thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP .
III. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình, công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế, xem xét và thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình
1. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ; Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi tắt là Thông tư số 10/2021/TT-BXD).
2. Kết quả thực hiện công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế quy định tại Điều 41 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ; Điều 19 của Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
3. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp quy định tại Điều 41 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
IV. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng
1. Công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng (chủ đầu tư; các nhà thầu thi công xây dựng công trình; người lao động), bao gồm:
– Việc tổ chức quản lý công tác an toàn lao động theo quy định;
– Việc lập, chấp thuận và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
– Việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
– Quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
– Việc kiểm tra, giám sát về an toàn lao động trong thi công xây dựng, gồm: Số lượng công trình đã kiểm tra, số lượng nhà thầu thi công xây dựng đã được kiểm tra, các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao lao động trong thi công xây dựng thường gặp;
– Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người quản lý, sử dụng lao động và người lao động tham gia thi công xây dựng công trình.
2. Tình hình tai nạn lao động trong thi công xây dựng:
Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng cùng kỳ năm trước | Số lượng trong kỳ báo cáo |
A | B | 1 | 2 |
I. Tổng số vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình | Vụ | ||
Trong đó: | |||
1. Do sự cố công trình gây ra | Vụ | ||
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra | Vụ | ||
3. Do người lao động gây ra | Vụ | ||
4. Do nguyên nhân khác gây ra | Vụ | ||
II. Tổng số người chết do tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình | Người | ||
Trong đó: | |||
1. Do sự cố công trình gây ra | Người | ||
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra | Người | ||
3. Do người lao động gây ra | Người | ||
4. Do nguyên nhân khác gây ra | Người | ||
III. Tổng số người bị thương do tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình | Người | ||
Trong đó: | |||
1. Do sự cố công trình gây ra | Người | ||
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra | Người | ||
3. Do người lao động gây ra | Người | ||
4. Do nguyên nhân khác gây ra | Người | ||
IV. Tỷ lệ số vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình | |||
Trong đó: | |||
– Tỷ lệ số vụ TNLĐ do sự cố công trình gây ra | % | ||
– Tỷ lệ số vụ TNLĐ do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra | % | ||
– Tỷ lệ số vụ TNLĐ do người lao động gây ra | % | ||
– Tỷ lệ số vụ TNLĐ do nguyên nhân khác gây ra | % |
V. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
__________________
Ghi chú:
(1) Tên Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(2) Năm báo cáo.
(3) Thống kê số lượng những công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận nghiệm thu.
2. Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về quản lý an toàn lao động xây dựng:
Theo pháp luật hiện hành thì Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-BXD về việc quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Xét về nguyên tắc, yêu cầu chung về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: thì cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo phải tuân thủ các nguyên tắc, và các yêu cầu ban hành chế độ báo cáo định kỳ đã được quy định tại Điều 5 và Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Đồng thời, quá trình báo cáo phải được thực hiện một cách rõ ràng, công khai, việc cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu báo cáo, tính an toàn, an ninh và tính bảo mật tuân thủ theo quy định pháp luật; sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc báo cáo thông tin lên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia;
Đối với cơ quan, tổ chức gửi báo cáo: Các cơ quan tổ chức này tiến hành thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo. Tất cả nguồn thông tin này phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo yêu cầu; Trong trường hợp mà Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng đã tiếp nhận thông tin và trả lại thì cần cơ quan này cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin, số liệu theo yêu cầu mà Hệ thống thông tin báo cáo đã hướng dẫn;
Khi cơ quan nhận báo cáo: Tiến hành việc kiểm tra, tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo gửi đến, duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền; Với những báo cáo chưa hợp lệ như không đảm bảo tính đầy đủ, chính xác thì phải nhanh chóng trả lại, có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan gửi báo cáo điều chỉnh, bổ sung đối với những báo cáo định kỳ này.
3. Quy định về trách nhiệm quản lý công tác an toàn lao động xây dựng:
Theo ghi nhận tại khoản 2, Khoản 7 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm quản lý công tác an toàn lao động xây dựng thuộc về các cơ quan sau:
– Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
+ Tùy thuộc vào những công trình chuyên ngành thì Bộ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này; Với những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng chuyên ngành cần có sự hướng dẫn thực hiện thì cơ quan này cũng hỗ trợ và hướng dẫn cơ quan khac thực hiện theo quy định đảm bảo sự đồng nhất trong việc quản lý;
+ Trực tiếp thực hiện việc tổ chức, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch; Để đảm bảo việc tiếp nhận thông tin chính xác nhất thì có quyền kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình; tiến hành kiểm tra chất tra chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành mà những công trình này thuộc phạm vi quản lý của bộ khi cần thiết hoặc khi được Bộ Xây dựng yêu cầu;
– Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nằm trong sự quản lý của Bộ Xây dựng về vấn đề xoay quanh lĩnh vực này nên có trách nhiệm gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi báo cáo định kỳ, hàng năm về nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Khi nào phải chốt số liệu báo cáo trong quản lý an toàn lao động xây dựng?
Theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP thì thời gian chốt số liệu báo cáo bao gồm các khoảng thời gian sau:
– Thực hiện việc báo cáo định kỳ hằng tháng: Thời gian để thực hiện vệc báo cáo này được tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
– Báo cáo định kỳ hằng quý được tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;
– Có thể thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
– Tiến hành nộp bản báo cáo định kỳ hằng năm: Thời gian để thực hiện báo cáo này được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
– Trong trường hợp làm bản báo cáo định kỳ khác thì thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Với quy định nêu trên, Đối với trường hợp báo cáo tình hình quản lý an toàn lao động xây dựng thì theo quy định các cơ quan tổ chức thực hiện báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định số 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
– Thông tư số 01/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.