Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn là mẫu mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn là gì, mục đích của mẫu báo cáo?
- 2 2. Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo:
- 4 4. Những quy định liên quan đến công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn:
1. Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn là gì, mục đích của mẫu báo cáo?
Nghiệm thu công trình xây dựng được hiểu là quá trình chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thu nhân, và kiểm định công trình sau khi xây dựng, còn có thể hiểu nó là quy trình nhằm kiểm tra chất lượng đối với công trình trước khi đưa công trình đó vào sử dụng.
Theo Khoản 34 Điều 3
Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn là văn bản do thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm nghiệm thu sự cố công trình lập ra gửi bộ xây dựng với các nội dung bao gồm thống kê số lượng công trình thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo thẩm quyền, các sự cố công trình xây dựng, các nội dung báo cáo khác và kiến nghị.
Mục đích của mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn: khi công trình xảy ra sự cố công trình, cần phải tiến hành nghiệm thu để báo cáo thì thủ trưởng cơ quan dùng mẫu văn bản nhằm mục đích báo cáo với bộ xây dựng về công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn.
2. Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ (1)
——–
Số:………./………..
……..…., ngày…… tháng……. năm…..
BÁO CÁO
về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố….. (1)……
Năm….. (2)…..
Kính gửi: Bộ Xây dựng
I. Số lượng công trình xây dựng
1. Thống kê số lượng công trình thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo thẩm quyền.
Loại công trình | Đang tổ chức kiểm tra | Đã chấp thuận nghiệm thu | Không chấp thuận nghiệm thu (3) | |||||||||
Cấp công trình | Cấp công trình | Cấp công trình | ||||||||||
I | II | III | IV | I | II | III | IV | I | II | III | IV | |
Dân dụng | ||||||||||||
Công nghiệp | ||||||||||||
Giao thông | ||||||||||||
Nông nghiệp và PTNT | ||||||||||||
Hạ tầng kỹ thuật | ||||||||||||
Tổng số |
Trong đó:
a) Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương:……. công trình;
b) Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương:…….. công trình;
c) Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác:……………… công trình.
2. Thống kê số lượng công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý (trừ các công trình đã được thống kê tại Khoản 1).
II. Sự cố công trình xây dựng
Thống kê số lượng sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng:
Loại công trình | Công trình đang thi công xây dựng | Công trình đang khai thác, sử dụng | ||||
Cấp sự cố | Cấp sự cố | |||||
I | II | III | I | II | III | |
Dân dụng | ||||||
Công nghiệp | ||||||
Giao thông | ||||||
Nông nghiệp và PTNT | ||||||
Hạ tầng kỹ thuật | ||||||
Tổng số |
III. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:……
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo:
Người soạn thảo Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu báo cáo chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu báo cáo, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ của báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn, nội dung báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về báo cáo tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn.
Hướng dẫn ghi chi tiết:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định.
(2) Năm báo cáo.
(3) Thống kê số lượng những công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận nghiệm thu.
4. Những quy định liên quan đến công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn:
Theo Điều 119 Luật xây dựng 2014 thì sự cố công trình xây dựng được quy định như sau:
– Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn và khắc phục sự cố công trình.
Chủ thể có trách nhiệm ngăn chặn và khắc phục sự cố công trình: chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các trách nhiệm ngăn chặn và khắc phục sự cố công trình:
+ Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;
+ Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có liên quan để tiến hành giải quyết và có các biện pháp khắc phục kịp thời những nguy hiểm này.
+ Các cơ quan này có trách nhiệm bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại thì các cơ quan này tiến hành khắc phục ngay.
– Khi phát hiện sự cố công trình hoặc được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
+ Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình.
– Công trình có sự cố sau khi đã được báo cáo, khăc phục và giải quyết thì chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố cho phép.
– Tổ chức, cá nhân được xác định là gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi của mình.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các trách nhiệm ngăn chặn và khắc phục sự cố công trình khi có sự cố xảy ra, đảm bảo công trình được quản lý chặt chẽ.
Theo Điều 24
+ Bộ Xây dựng chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình trong phạm vi cả nước.
+ Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình; báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng do Bộ quản lý gửi về Bộ Xây dựng.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn gửi về Bộ Xây dựng.
Khi công trình xảy ra sự cố thì các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm phải báo cáo cho cơ quản chủ quản cấp trên để cơ quan này xem xét và ra các quyết định khắc phục sự cố.