Hiện nay, các sản phẩm công nghệ thông tin đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ thông tin giúp cho người dân hiểu sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là mẫu báo cáo tình hình ra công đối với quá trình sửa chữa hàng hóa công nghệ thông tin.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình gia công sửa chữa hàng hóa CNTT:
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và sự phát triển không ngừng của công nghệ số, các sản phẩm công nghệ thông tin đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân, từ những chiếc điện thoại thông minh, những chiếc máy tính xách tay … cho đến hệ thống quản lý thông tin lớn, các ứng dụng trực tuyến, mỗi sản phẩm đều mang lại những giá trị và tiện lợi vô cùng đặc biệt.
Hiện nay, mẫu báo cáo tình hình gia công sửa chữa hàng hóa công nghệ thông tin đang được thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định 31/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài. Cụ thể như sau:
TÊN THƯƠNG NHÂN ————— Số: … V/v: Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— …, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tên thương nhân: …
2. Mã số thuế: …
3. Địa chỉ liên hệ: …
4. Người đại diện: …
5. Điện thoại: …
6. Email: … Fax: …
Liên hệ: …
Chi tiết hợp đồng: …
Số hợp đồng thực hiện hoạt động gia công: …
Ngày bắt đầu: …
Ngày kết thúc: …
Báo cáo số lượng nhập khẩu:
STT | Mô tả hàng hóa | Mã HS | Đơn vị tính | Tờ khai nhập khẩu | Số lượng | Trị giá | Xuất xứ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo số lượng tái xuất khẩu:
STT | Mô tả hàng hóa | Mã HS | Đơn vị tính | Tờ khai xuất khẩu | Số lượng | Trị giá | Xuất xứ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo số lượng tồn kho, tiêu hủy:
STT | Mô tả hàng hóa | Mã HS | Đơn vị tính | Tồn kho | Tiêu hủy | Biên bản | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi/chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài và các quy định khác của pháp luật./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Những hoạt động chính của quá trình gia công, sửa chữa sản phẩm CNTT đã qua sử dụng:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hoạt động chính trong quá trình gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định 31/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài, có ghi nhận cụ thể như sau:
– Hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được xác định là các loại sản phẩm công nghệ thông tin đã được thực hiện thủ tục thương mại hóa và được đưa vào sử dụng trên thực tế, không áp dụng đối với các sản phẩm mẫu hoặc các sản phẩm đang trong quá trình nghiên cứu phát triển để hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh;
– Hoạt động nghiên cứu khoa học căn cứ theo quy định tại Quyết định 31/2019/QĐ-TTg, sẽ bao gồm các hoạt động chính sau: phân tích, kiểm nghiệm, thiết kế, thử nghiệm, cải tiến nhằm mục đích phát triển sản phẩm hoặc sáng tạo các phương pháp, sáng tạo giải pháp hoặc đưa ra các phương tiện kĩ thuật mới có giá trị áp dụng cao hơn;
– Gia công và sửa chữa đối với các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng sẽ bao gồm một công đoạn hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau: thay thế linh kiện, sửa chữa, lắp ráp, nâng cấp chức năng, phục hồi chức năng, làm mới sản phẩm để sản phẩm đó có các tính năng, hình thức tương đương với sản phẩm mới cùng chủng loại.
Theo đó thì có thể nói, quá trình gia công và sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng sẽ bao gồm một công đoạn hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công. Cụ thể bao gồm hoạt động sau:
– Thay thế linh kiện;
– Lắp ráp và sửa chữa sản phẩm;
– Phục hồi chức năng;
– Nâng cấp chức năng;
– Làm mới sản phẩm để sản phẩm đó có tính năng và hình thức tương đương với sản phẩm mới cùng chủng loại.
3. Điều kiện thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Quyết định 31/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài, có quy định cụ thể về tiêu chí và điều kiện thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho các thương nhân nước ngoài. Theo đó, điều kiện thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài sẽ bao gồm một số tiêu chí và yêu cầu sau:
– Hàng hóa nhập khẩu để gia công cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí và điều kiện chung căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định 31/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài;
– Cần phải có phương án và cần phải có các biện pháp đảm bảo quá trình thực hiện hoạt động gia công/sửa chữa không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh môi trường;
– Cần phải có các cơ sở sản xuất, hệ thống nhà máy sản xuất, hệ thống dây chuyền sản xuất, các thiết bị thực hiện hoạt động gia công sửa chữa sao cho phù hợp với quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm, có phương án và giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ quy mô sản xuất;
– Ngoài các điều kiện tuân thủ nêu trên, hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và gia công hàng hóa thông thường, được quy định cụ thể tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 173/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ;
– Quyết định 31/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
THAM KHẢO THÊM: