Tiền tệ có thể được lưu chuyển gián tiếp và trực tiếp, và khi thực hiện hoạt động kế toán thì các đơn vị kế toán cần thực hiện hoạt động báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vậy, Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một thành phần thuộc
“1.
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d)
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.”
Từ quy định trên, thì báo cáo lưu chuyển là một trong bốn thành phần của Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bên cạnh báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập với hai phương pháp đó chính là phương pháp lập báo cáo trực tiếp và phương pháp lập báo cáo gián tiếp. Từ đó, có thể hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương thức gián tiếp là báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng phương thức gián tiếp.
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện tình hình thu chi tiền tệ của đơn vị kế toán trên: hoạt động chính của đơn vị kế toán, đó có thể là hoạt động kinh doanh: tiền thu, chi từ sản xuất, tiêu thụ, phân phối hàng hóa, dịch vụ,…; hoạt động đầu tư của đơn vụ kế toán; và hoạt động tài chính theo năm kế toán.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói chung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp đơn vị kế toán cũng như đơn vị cấp trên quản lý đơn vị kế toán có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua nhìn vào các khoản thu, chi, lợi nhuận của đơn vị kế toán. Từ đó giúp đánh giá khả năng trả nợ, tạo tiền của đơn vị kế toán.
2. Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp:
Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp (Mẫu B03b/BTC) là văn bản được quy định trong Phụ lục của Thông tư số 107/2017/TT- BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ này sẽ được các đơn vị kế toán thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 107/2017/TT-BTC, tức được sử dụng trong báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính (gọi chung là đơn vị hành chính, sự nghiệp) và áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi thường xuyên được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp. Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:
Mẫu B03b/BCTC
(Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)
Tên cơ quan cấp trên:………. (1)
Đơn vị báo cáo:……… (2)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm……(3)
Đơn vị tính: (4)
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
A | B | C | D | 1 | 2 |
I | LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG CHÍNH | ||||
Thặng dư/ thâm hụt trong năm | 01 | ||||
Điều chỉnh cho các khoản không phát sinh bằng tiền | |||||
1 | Khấu hao TSCĐ trong năm | 02 | |||
2 | Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá | 03 | |||
3 | Lãi/Lỗ từ các khoản đầu tư | 04 | |||
4 | Tăng/giảm các khoản nợ phải trả | 05 | |||
5 | Tăng/giảm hàng tồn kho | 06 | |||
6 | Tăng/giảm các khoản phải thu | 07 | |||
7 | Thu khác từ hoạt động chính | 08 | |||
8 | Chi khác từ hoạt động chính | 09 | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động chính | 10 | ||||
II | LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ | ||||
1 | Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định | 21 | |||
2 | Tiền thu từ các khoản đầu tư | 22 | |||
3 | Tiền chi XDCB, mua tài sản cố định | 23 | |||
4 | Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác | 24 | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | 30 | ||||
III | LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH | ||||
1 | Tiền thu từ các khoản đi vay | 31 | |||
2 | Tiền nhận vốn góp | 32 | |||
3 | Tiền hoàn trả gốc vay | 33 | |||
4 | Tiền hoàn trả vốn góp | 34 | |||
5 | Cổ tức/lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu | 35 | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính | 40 | ||||
IV | Lưu chuyển tiền thuần trong năm | 50 | |||
V | Số dư tiền đầu kỳ | 60 | |||
VI | Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá | 70 | |||
VII | Số dư tiền cuối kỳ | 80 |
Lập, ngày… tháng… năm…
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp:
(1) Ghi tên cơ quan cấp trên quản lý của đơn vị báo cáo
(2) Ghi tên đơn vị báo cáo
(3) Ghi tên năm kế toán
(4) Ghi liệt kê các thông tin theo bảng thống kê báo cáo
4. Quy định pháp luật về báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp:
Do báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một thành phần của báo cáo tài chính nên việc lập, việc lập, nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng tuân theo các quy định chung về báo cáo tài chính.
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, đúng theo form do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhà nước ban hành. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán. Thông tin, số liệu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
Đơn vị phải lập báo cáo tài chính nói chung và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
Về trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu biểu ban hành tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ; trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận.
Các đơn vị hành chính, sự nghiệp lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu đầy đủ. Đối với cơ quan nhà nước thỏa mãn các điều kiện như phòng, cơ quan tương đương phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ được giao dự toán chi ngân sách nhà nước chi thường xuyên; các cơ quan này không được giao dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí; và các cơ quan này không có cơ quan, đơn vị trực thuộc thì được lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu đơn giản. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên không được bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí và các đơn vị sự nghiệp công lập này cũng không có đơn vị trực thuộc thì được lựa chọn lập báo cáo tài chính đơn giản. Trong trường hợp đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính tổng hợp.
Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo tài chính năm theo quy định của pháp luật trực tiếp quy định. Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì trong thời hạn 90 ngày, đơn vị hành chính, sự nghiệp phải thực hiện nộp báo cáo tài chính năm (bao gồm cả báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp) của mình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên.