Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình đóng vai trò quan trọng trọng việc phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố khi thi công. Vậy, Mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình:
- 4 4. Quy định về công tác giám sát thi công xây dựng công trình:
1. Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình là gì?
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng nhằm mục đích theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình.
Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo có thể được lập theo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo.
Từ các phân tích trên, có thể hiểu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình là văn bản do tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình lập và gửi cho chủ đầu tư với nội dung cơ bản là đánh giá về các tiêu chí phải đáp ứng trong quá trình thi công.
Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình là giấy tờ, thủ tục bắt buộc trong quá trình thực hiện giám sát thi công, là căn cứ để nhà đầu tư biết, nắm bắt, xem xét, đánh giá thực trạng công trình, phát hiện những sai sót để đề nghị nhà thầu sửa chữa, thay đổi, là cơ sở chứng minh tính tuân thủ pháp luật của công trình, hạng mục công trình trong quá trình xây dựng.
2. Mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày ……. tháng ……. năm ……
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH/ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Kính gửi: ………..(2)…………
……(1)…. báo cáo về tình hình giám sát thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình ….(3)…. từ ngày ………. đến ngày ………… như sau:
1. Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng), thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của các nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và
a) Tên đơn vị thi công;
b) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của chỉ huy trưởng công trình, cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp so với quy định
c) Thống kê năng lực về máy móc, thiết bị trong kỳ báo cáo. Đánh giá sự phù hợp của các máy móc, thiết bị so với hợp đồng xây dựng.
3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:
a) Khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm thu. So sánh với tiến độ thi công tổng thể và nguyên nhân gây chậm tiến độ (nếu có);
b) Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biện pháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về biện pháp thi công (nếu có);
c) Công tác an toàn lao động: Công tác kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thống kê các khóa huấn luyện, các đợt kiểm tra an toàn, các vi phạm an toàn lao động và việc xử phạt, các tai nạn lao động (nếu có) trong kỳ báo cáo.
4. Thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiện trong kỳ báo cáo. Số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm. Đánh giá việc kiểm soát chất lượng công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.
5. Thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thu trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn (nếu có).
6. Thống kê các thay đổi thiết kế trên công trường trong kỳ báo cáo. Phân loại và đánh giá việc thẩm định, phê duyệt các thay đổi thiết kế này.
7. Thống kê những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình (4) trong kỳ báo cáo (nếu có). Thống kê các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng đã được khắc phục trong kỳ báo cáo. Đánh giá về nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định.
8. Đề xuất, kiến nghị của tư vấn giám sát về tiến độ, nhân sự, thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác./.
GIÁM SÁT TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình:
(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng.
(2) Tên của Chủ đầu tư.
(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.
(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định
4. Quy định về công tác giám sát thi công xây dựng công trình:
Trong phần này, Luật Dương Gia tập trung vào nêu rõ và đưa ra các nhận định về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát trưởng, giám sát viên trong công tác giám sát thi công xây dựng công trình. Đây là nội dung được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung
Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát trưởng
– Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26
– Phân công công việc, quy định trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên;
– Thực hiện giám sát và ký
– Tham gia nghiệm thu và ký
– Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;
– Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình;
– Không chấp thuận các ý kiến, kết quả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;
– Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình;
– Kiến nghị với chủ đầu tư về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).
Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát viên
– Thực hiện giám sát công việc xây dựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việc do mình thực hiện;
– Giám sát công việc xây dựng theo giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;
– Trực tiếp tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng do mình trực tiếp giám sát;
– Từ chối thực hiện các yêu cầu trái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;
– Báo cáo kịp thời cho giám sát trưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằng văn bản;
– Đề xuất với giám sát trưởng bằng văn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xử lý;
– Đề xuất, kiến nghị với giám sát trưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).
Đây là quy định mới được bổ sung tại Thông tư 04/2019/TT-BXD, điều này cho thấy tầm quan trọng của các cá nhân có quyền trong quá trình giám sát thi công, đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cá nhân này phát huy hết năng lực chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ một cách triệt để và hiệu quả nhất.