Trong hoạt động điện lực thì các cơ quan phân phối, cung cấp điện quốc gia cần báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành để biết về các định mức, vấn đề hay vướng mắc cần giải quyết. vậy làm Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành là gì?
– Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng được sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất điện.
– Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành là mẫu với các nội dung và thông tin về báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành dựa trên các số liêu đã thu thập và thông tin trên thực tế
Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực tỉnh là mẫu bản báo cáo được lập ra để ghi chép báo cáo về định kỳ của công ty điện tỉnh về việc tiếp cận điện năng. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, các vướng mắc khó khăn khi tiếp cận… Mẫu được ban hành theo Thông tư 42/2019/TT-BCT của Bộ Công thương.
2. Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC……
——-
Số: …../…….
…., ngày…..tháng….năm……
Kính gửi: Sở Công Thương ……….
Công ty Điện lực …….. tổng hợp thông tin báo cáo tình hình tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Kết quả thực hiện:
– Số lượng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp.
– Chi tiết thời gian xử lý các thủ tục của ngành điện đối với từng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Tổng hợp thời gian bình quân cho 1 khách hàng.
– Số lượng khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định.
2. Các vướng mắc, khó khăn:
– Nguyên nhân các khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định.
– Các khó khăn, vướng mắc khác.
3. Kiến nghị, đề xuất:
– Kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định.
– Đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện.
Nơi nhận:
– Như trên;
– …………….;
– Lưu: …….
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành:
– Ghi đầy đủ các thông tin về mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành.
1. Kết quả thực hiện:
– Số lượng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp.
– Chi tiết thời gian xử lý các thủ tục của ngành điện đối với từng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Tổng hợp thời gian bình quân cho 1 khách hàng.
– Số lượng khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định.
2. Các vướng mắc, khó khăn:
– Nguyên nhân các khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định.
– Các khó khăn, vướng mắc khác.
3. Kiến nghị, đề xuất:
– Kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định.
– Đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện.
4. Một số quy định của pháp luật về báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành:
Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng được sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất điện.. Căn cứ Luật điện lực 2018 quy định:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia:
Tại Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia quy định
1. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các quyền sau đây:
a) Chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Được điều chỉnh kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện;
c) Chỉ huy xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất thường trong hệ thống điện quốc gia; huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia; chỉ huy việc thao tác lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối; ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;
d) Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật, khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện và phân phối điện; nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, kinh tế;
b) Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống điện quốc gia và điện áp trên lưới điện truyền tải quốc gia;
c) Tuân thủ các quy định về điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực, lưới điện truyền tải và các hướng dẫn của cơ quan điều tiết điện lực, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; không phân biệt đối xử trong việc huy động công suất, điện năng của các đơn vị phát điện trong hệ thống điện quốc gia;
d) Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố;
đ)
e) Báo cáo kịp thời với cơ quan điều tiết điện lực và thông báo cho đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực về những tình huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các nghĩa vụ Báo cáo kịp thời với cơ quan điều tiết điện lực và thông báo cho đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực về những tình huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia trên các tỉnh thành theo các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện:
Tại Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện:
1. Đơn vị phân phối điện có các quyền sau đây:
a) Hoạt động phân phối điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;
b)(được bãi bỏ)
c) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị phân phối điện;
d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phân phối điện;
đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ hoạt động phân phối điện;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị phân phối điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;
b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, đơn vị bán lẻ điện, đơn vị bán buôn điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;
c) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật
d) Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
đ) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
e) Báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Xử lý sự cố;
h) Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phân phối điện nếu không có giải pháp khác;
i) Khôi phục việc cấp điện chậm nhất là 2 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo của bên mua điện; trường hợp không thực hiện được trong thời hạn trên thì phải thông báo ngay cho bên mua điện về nguyên nhân và dự kiến thời gian cấp điện trở lại;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo đó thì Đơn vị phân phối điện có các nghĩa vụ Báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên các tỉnh thành
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp, tư vấn về nội dung Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành, Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo định kỳ của công ty điện lực các tỉnh thành chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan khác.
Cơ sở pháp lý: Luật điện lực 2004.