Trên thực tế có nhiều Đảng viên vi phạm quy định dẫn đến hậu quả bị cắt khỏi Danh sách Đảng viên, đối với trường hợp vi phạm nhẹ thì có thể bị kỷ luật. Vậy trường hợp Đảng viên bị kỷ luật được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên là gì?
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người từ đủ 18b tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên là mẫu báo cáo do Ủy ban kiểm tra, Đoàn kiểm tra đề nghị kỷ luật Đảng viên khi xét thấy Đảng viên có hành vi vi phạm kỷ luật. Trong mẫu báo cáo được nêu rõ về sơ lược
Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên là mẫu báo cáo được Ủy ban kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập ra với mục đích đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên khi nhận thấy trong quá trình sinh hoạt Đảng thì Đảng viên đã vi phạm vào điều cấm hoặc Điều lệ của Đảng.
2. Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên:
Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên như sau:
ỦY BAN KIỂM TRA
ĐOÀN (TỔ) KIỂM TRA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……., ngày…tháng…năm…
BÁO CÁO
đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí………,
(chức vụ, nơi công tác của đảng viên)
I/ Sơ lược lý lịch đảng viên vi phạm.
– Họ và tên: ………. Bí danh: ………
– Ngày, tháng, năm sinh: ………..
– Quê quán: ……….
– Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay: ………..
– Dân tộc ……….
– Trình độ văn hóa: …………
– Trình độ chuyên môn: ……….
– Trình độ chính trị: ………..
– Ngày vào Đảng ………..
– Ngày chính thức: ………..
– Quá trình công tác: …………
– Khen thưởng: ……………
– Kỷ luật: trước đây có bao nhiêu lần bị thi hành kỷ luật đề ghi cả, ghi rõ hình thức kỷ luật, ngày, tháng quyết định, nội dung vi phạm, cấp quyết định.
II/ Nội dung vi phạm:
Trình bày rõ diễn biến, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm.
III/ Nhận xét và đề nghị.
Ghi nhận xét, đề nghị và biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật của chi bộ, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp dưới; ý kiến nhận xét, đề nghị và biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật của ủy ban kiểm tra cấp mình.
Nơi nhận:
– Tổ chức đảng cấp trên {để b/cáo}
– UBKT cấp mình;
– Lưu HS- VP.
T/M ỦY BAN KIỂM
( Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên:
– Tên mẫu: Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng Viên
– Sơ lược
– Nội dung vi phạm của Đảng viên
– Nhận xét và đề nghị kỷ luật
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
4.1 Hình thức, đối tượng bị xử lý ký luật:
Căn cứ theo quy định tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 của Trung Ương Đảng thì khi xử lý kỷ luật Đảng, Đảng viên có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật gồm:
Đối với Đảng viên chính thức: có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức, Khai trừ.
Đối với Đảng viên dự bị: có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật: Khiển trách hoặc Cảnh cáo.
Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm, dù với hình thức kỷ luật nào thì đều phải đáp ứng nguyên tắc xử lý kỷ luật chung được quy định tại Điều 2 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017; được hướng dẫn ở Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018, cụ thể như sau:
– Tất cả Đảng viên, không phân biệt ở cương vị nào đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, đều phải bị xử lý khi có hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng.
– Việc xử lý kỷ luật, thi hành xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm đều phải thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền, phương hướng trong các văn bản của Đảng như Điều lệ Đảng; quy định, hướng dẫn của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, trên cơ sở thống nhất phương hướng chỉ đạo của Bộ Chính Trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
– Khi xem xét, xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, việc xác định hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng không chỉ căn cứ vào nội dung quy định của Đảng mà còn phải được xác định trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng – giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thái độ tiếp thu phê bình – tự phê bình của người vi phạm và việc sửa chữa, khắc phục bồi thường thiệt hại.
– Đảng viên vi phạm đến mức phải khai trừ thì không áp dụng hình thức xóa tên trong danh sách Đảng viên mà buộc phải khai trừ; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, chứ không được áp dụng biện pháp “thôi giữ chức” để thay thế hình thức xử lý kỷ luật cách chức; Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật ngoài việc bị cảnh cáo hoặc khiển trách thì nếu không đủ tư cách Đảng viên thì còn có thể bị xóa tên ra khỏi Danh sách Đảng viên dự bị.
– Không được xử lý nội bộ đối với những trường hợp Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, phải tiến hành khai trừ đối với những trường hợp Đảng viên vi phạm bị
– Một người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật về Đảng không đồng nghĩa với việc họ sẽ không bị xử lý kỷ luật khác về hành vi này, ví dụ hình thức kỷ luật hành chính, kỷ
Như vậy, nếu một Đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng vì hành vi vi phạm của mình thì cơ quan cấp ủy quản lý đảng viên đó phải có đề nghị cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội nơi Đảng viên đó đang làm việc/tham gia xem xét, xử lý kỷ luật hành chính hoặc kỷ luật đoàn thể (nếu có) đối với hành vi vi phạm của Đảng viên này.
4.2. Quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên:
Căn cứ theo quy định tại Quy định 102- QĐ/TW, Quyết định 30 – QĐ/TW năm 2016
Trường hợp 1: Đảng viên có hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức án phạt được áp dụng thấp hơn mức phạt cải tạo không giam giữ.
Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 39 Quyết định 30 – QĐ/TW năm 2016 thì việc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm kỷ luật được thực hiện theo quy trình, trình tự như sau:
Bước 1: Sau khi phát hiện và xác định hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của Đảng viên, thì trước chi bộ, Đảng viên vi phạm phải tự mình kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Việc tự kiểm điểm của Đảng viên vi phạm được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cấp Ủy. Hội nghị chi bộ sẽ thảo luận, xem xét, góp ý, ra kết luận về tính chất, mức độ hành vi vi phạm của Đảng viên này, từ đó biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Nếu Đảng viên vi phạm từ chối việc kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức Đảng quản lý người này vẫn thực hiện việc xem xét kỷ luật Đảng với người này.
Còn tổ chức Đảng vi phạm kỷ luật Đảng thì cơ quan lãnh đạo (cơ quan thường trực) hoặc người đứng đầu của tổ chức Đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo cáo trước hội nghị, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 2: Trước khi tiến hành họp để xem xét, quyết định kỷ luật về Đảng, đại diện tổ chức Đảng có thẩm quyền lắng nghe ý kiến của đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm. Quyết định về việc kỷ luật Đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Bước 3: Báo cáo lên cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp về Quyết định của cơ quan Đảng cấp dưới về việc kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.
Bước 4:
Quyết định kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật thì Đảng viên vi phạm hoặc tổ chức Đảng vi phạm có quyền khiếu nại lên cấp Ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên hoặc Ban chấp hành Trung ương trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận quyết định.
Trường hợp 2: Đảng viên có hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị Tòa án tuyên án phạt từ phạt cải tạo không giam giữ trở lên.
Khi một Đảng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà mức phạt có thể áp dụng từ phạt cải tạo không giam giữ thì sẽ bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng. Trường hợp này, quy trình xử lý kỷ luật đối với Đảng viên trong trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 40 Quyết định 30 – QĐ/TW năm 2016. Cụ thể:
– Một đảng viên vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà cơ quan có thẩm quyền phải bắt, khám xét khẩn cấp đối với Đảng viên này, thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bắt, khám xét, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền này phải
– Tổ chức Đảng có thẩm quyền thông qua quá trình điều tra, xác minh về hành vi của Đảng viên bị khởi tố, truy tố, tạm giam có đến mức bị xử lý kỷ luật về Đảng hay không để chủ động xem xét, xử lý kỷ luật Đảng mà không nhất định phải chờ đến kết luận hoặc bản tuyên án của Tòa án.
– Sau đó, khi đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án, tổ chức đảng có thẩm quyền có thể xem xét lại việc kỷ luật Đảng viên vi phạm này nếu thấy cần thiết hoặc trong trường hợp mà pháp luật quy định.
Như vậy, tuy không có quy định nào cụ thể về kỷ luật Đảng viên nhưng ta có thẻ xét thấy có thể áp dụng những hình thức kỷ luật như Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức, Khai trừ. Việc quyết định kỷ luật Đảng viên do cơ quan có thẩm quyền quyết định và mức hình phạt dựa theo hành vi vi phạm của Đảng viên.
Cơ sở pháp lý: Điều lệ Đảng