Việc đầu tư tài chính của ngân hàng được thể hiện qua bảng tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng để có thể nắm bắt tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng. Vậy bảng tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng là gì, mục đích của mẫu bảng?
Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng thì Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính thực hiện các hoạt động tài chính, chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa thị trường khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn, tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động này. Ngân hàng cũng thực hiện việc cung cấp cơ hội tín dụng cho các cá nhân, tổ chức, thực hiện đầu tư tài chính bằng các phương thức đầu tư khác nhau.
Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư phổ biến và mang lại lợi nhuận và xoay vòng vốn nhanh hiện nay. Đầu tư tài chính chủ yếu thông qua hình thức mua chứng khoán hoặc các công cụ tài chính khác.
Mục đích của các Nhà đầu tư tài chính khi thực hiện đầu tư là nhằm vào mục đích tạo ra lợi nhuận và sự phát triển dựa trên các quan hệ mua và bán công cụ đầu tư mà chủ đầu tư ít khi quan tâm đến việc làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào.
Mẫu bảng tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng là văn bản được ngân hàng lập ra để ghi chép về tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng với các nội dung về số vốn, số cở phần và vốn góp, tỷ lệ các phần vốn góp cũng như tỷ lệ cổ tức đã đầu tư vào các doanh nghiệp, các công ty con và các đầu tư khác…
Mục đích của mẫu bảng tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng: mẫu bảng này được lập ra khi ngân hàng thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty, với nội dung ghi chép đầy đủ các hoạt động đầu tư thì bảng mẫu này có mục đích thống kê lại các số liệu trong quá trình thực hiện đầu tư, giúp cho ngân hàng cũng như các cơ quan có thẩm quyền xem xét và thống kê cũng như đánh giá được các hoạt động đầu tư của ngân hàng, là cơ sở để đối chiếu với các số liệu khác trong quá trình đầu tư tài chính của ngân hàng.
2. Mẫu bảng tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng:
Phụ biểu số 01c/TYRR-TCNH
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính:
STT | Tên doanh nghiệp | Số vốn cam kết góp | Số cổ phần đến cuối năm báo cáo | Vốn góp theo mệnh giá đến cuối năm báo cáo | Tỷ lệ vốn góp/Vốn điều lệ (%) | Tỷ lệ vốn góp/Tổng đầu tư (%) | Lợi nhuận sau thuế | Cổ tức được chia năm báo cáo | Tạm ứng Cổ tức được chia năm báo cáo | |
Bằng cổ phiếu | Bằng tiền | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
I | Công ty con | |||||||||
II | Công ty liên doanh, liên kết | |||||||||
III | Đầu tư khác | |||||||||
Tổng cộng |
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bảng:
Người lập bảng mẫu tình hình đầu tư tài chính của ngân hàng phải đảm bảo ghi đúng và chính xác các số liệu đầu tư, tránh trường hợp sai sót dẫn đến các hậu quả không đáng có xảy ra. Cụ thể đối với từng mục trong bảng cần ghi rõ và chính xác các nội dung sau:
Cột 1: Đánh số thứ tự cho bảng báo cáo;
Cột 2: Tên doanh nghiệp: bao gồm các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 3: Số vốn cam kết góp của công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 4: Số cổ phần đến cuối năm báo cáo của công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 5: Vốn góp theo mệnh giá đến cuối năm báo cáo công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 6: Tỷ lệ vốn góp/Vốn điều lệ (%) công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 7: Tỷ lệ vốn góp/Tổng đầu tư (%) công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 8: Lợi nhuận sau thuế công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 9: Cổ tức được chia năm báo cáo bằng cổ phiếu công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 10: Cổ tức được chia năm báo cáo bằng tiền công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;
Cột 11: Tạm ứng Cổ tức được chia năm báo cáo công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác.
Lưu ý đối với những khoản đầu tư cần ghi chính xác và cùng một loại tiền tệ.
4. Những quy định về đầu tư tài chính ngân hàng:
Theo Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định về nguyên tắc quản lý tài chính của ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
– Trách nhiệm tài chính: Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có
Do cơ cấu tổ chức của ngân hàng được quy định như trên, vì thế Ngân hàng Phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; tiến tới tự bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động. Vì vậy ngân hàng có thể tự chủ trong các hoạt động đầu tư tài chính trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính sẽ được thu về và ngân hàng sẽ tự chủ về các khoản tài chính này.
Ngân hàng Phát triển tự chủ về tài chính tuy nhiên vẫn phải thực hiện quản lý tài chính theo quy định của Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
– Về trách nhiệm tài chính đối với Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đối với các ngân hàng này thì nhà nước đã quy định các ngân hàng sẽ được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra đối với các ngân hàng này còn được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đồng thời được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán mà không phải tự chịu trách nhiệm về đảm bảo thanh toán; ngoài ra còn được ưu tiên áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Ngân hàng Phát triển được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Pháp luật tạo các điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển thực hiện các hoạt động tham gia thị trường, thực hiện các dịch vụ khác trong thị trường.
– Đối với hoạt động cho vay khác: ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý; các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động phát sinh được hòa nhập chung với kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
Lưu ý đối với chế độ kiểm soát của ngân hàng đối với việc đầu tư tài chính:
Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý an toàn vốn, tài sản của Ngân hàng Phát triển, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của Ngân hàng Phát triển. Chế độ kiểm soát này nhằm mục đích đảm bảo việc điều hành ngân hàng tối ưu nhất và phát triển ngân hàng.